Bệnh võng mạc tiểu đường đây là căn bệnh gây mất thị giác, vì vậy nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy, đây là những dấu hiệu để nhận biết được căn bệnh này?
Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả bất kỳ vấn đề của võng mạc gây ra do tiểu đường. Những mao mạch ở phía sau của mắt phù đại và tạo thành các túi, tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu và bị sưng, một số trường hợp có thể dẫn đến sự tăng trưởng. Đây có thể các mạch máu của võng mạc bị tổn thương đến mức bị teo và cuộc các mạch máu mới hình thành. Tuy nhiên, những mạch máu này yếu hơn và dễ bị chảy máu.
Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mù lòa ở những đối từ độ tuổi từ 20 - 74 tuổi. Những rối loạn có thể phát triển ở bất cứ nơi nào đối với những người bị tiểu đường ở tuýp 1 & 2. Những người bị tiểu đường lâu, ít kiểm soát đường huyết kém thì đồng nghĩa với việc phát triển biến chứng mắt càng cao. Có khoảng 40 - 50% người mắc bệnh tiểu đường mắc bệnh võng mạc tiểu đường ở những mức độ khác nhau.
Tìm hiểu những triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường
Theo một số giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Thành phố HCM chia sẻ về những triệu chứng nhận biết bệnh bệnh võng mạc tiểu đường như sau:
- Tầm nhìn dao động;
- Mắt có xu hướng nhìn mờ;
- Thấy những đốm/ chuỗi mờ trôi nổi trong tầm nhìn của mắt;
- Mắt nhìn màu sắc kém hẳn;
- Không nhìn thấy mọi vật xung quanh;
- Thường thấy những vùng tối/ trống trong tầm mắt của bạn;
- Bệnh lý này thường có mức độ ảnh hưởng đến cả 2 mắt;
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong khi mắc bệnh cũng có những triệu chứng trên. Vì vậy, tốt nhất mọi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe và sớm phát hiện ra bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp.
Vậy, khi nào nên đi khám bác sĩ?
Mọi người nên đi thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng mới hay triệu chứng ngày càng nặng hơn như:
- Mắt có điểm mù.
- Mắt không nhìn thấy rõ trong ánh sáng mờ.
- Mắt có hiện tượng nhìn đôi (một vật thành 2 vật).
- Xuất hiện tình trạng đau ở một mắt.
- Nhìn thấy bóng tối.
- Mắt các bạn không thể nhìn thấy được mọi thứ ở hai bên.
Nguyên nhân gây bệnh bệnh võng mạc tiểu đường
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết về những nguyên nhân gây nên những bệnh lý này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó bệnh võng mạc tiểu đường được phân chia thành 2 loại cụ thể như sau:
Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh
Bệnh này khá phổ biến và nhiều người mắc phải, những mạch máu mới không thể phát triển được. Đối với những người mắc bệnh thì khi đó các thành của mạch máu trong võng mạc sẽ dần yếu đi. Đồng thời, những mạch máu võng mạc lớn hơn sẽ bắt đầu dãn nở và không đều nhau. Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh sẽ tiến triển từ mức độ nhẹ đến nặng cho đến khi mạch máu bị tắc nghẽn hơn.
Tiếp đến những sợi thần kinh trong võng mạc sẽ bị sưng lên. Có lúc phần trung tâm võng mạc bắt đầu sưng, đây là những yêu cầu cần phải tiến hành điều trị.
Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh
Những đối tượng mắc bệnh này sẽ ở mức độ nghiêm trọng. Khi đó những mạch máu sẽ bị tổn thương đóng kín, vì vậy gây ra sự hình thành các mạch máu mới, bất thường trong võng mạc,...
Những mô sẹo được kích thích bởi những tăng trưởng của mạch máu mới sẽ có khả năng làm cho võng mạc tách ra khỏi mặt sau của mắt. Những mạch máu mới trở ngại cho dòng chảy bình thường của dịch ra khỏi mắt, áp lực có thể tích tụ ở nhãn cầu. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tổn thương những dây thần kinh có nhiệm vụ mang hình ảnh từ mắt đến não bộ, vì vậy dẫn đến bệnh lý tăng nhãn áp.
Hy vọng với tất cả những thông tin cung cấp trên đã giúp mọi người hiểu hết được về căn bệnh võng mạc tiểu đường cũng như những triệu chứng có thể nhận biết được bệnh lý này. Lời khuyên dành cho mọi người cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ để được sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị phù hợp.