Kỹ thuật Xét nghiệm Y học nằm trong hệ thống ngành Y khoa, hiện nay đang trở thành ngành hot được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vậy ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học mấy năm? Kỹ thuật Xét nghiệm Y học điểm chuẩn là bao nhiêu?
1. Kỹ thuật Xét nghiệm Y học là ngành gì?
Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học hay còn gọi là xét nghiệm y khoa, ngành này nằm trong hệ thống ngành Y khoa. Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch … nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng của bệnh nhân.
Theo thống kê chỉ ra rằng có đến 70% quyết định y khoa được đưa ra dựa vào kết quả của các xét nghiệm y học.
Nhờ vào sự phát triển công nghệ mãnh mẽ của các thiết bị y tế hiện đại mà các kết quả xét nghiệm được đưa ra chính xác, cụ thể về trình trạng hiện tại của bệnh nhân, giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Từ đó đưa ra những chẩn đoán, kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời cho bệnh nhân.
Có thể nói, sự ra đời của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành y giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh trong rất nhiều trường hợp.
Các loại xét nghiệm như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận, xét nghiệm nhóm máu…
Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Xem thêm: Trường Cao đẳng Xét nghiệm
Một số thuật ngữ trong ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học như:
- 4Sample - Lấy mẫu thử
- Bilirubin level - Nồng độ sắc tố da cam
- Biopsies - Sinh thiếtảng thuật ngữ xét nghiệm y học trong tiếng Anh
- Blood chemistry test - Xét nghiệm hóa học máu
- Blood-test - Xét nghiệm máu
- CAT scan - Chụp cắt lớp vi tính
- Electroencephalography (EEG) - Điện não đồ (EEG)
- Laboratory - Phòng xét nghiệm
- Lead test - Xét nghiệm chì
- Liver function test - Xét nghiệm chức năng gan
- Medical Tests - Xét nghiệm y học
- Multiple marker test - Xét nghiệm sàng lọc đa chỉ số
- Pregnancy and newborns tests - Xét nghiệm thai và xét nghiệm trẻ sơ sinh
- Radiology tests - Xét nghiệm X quang
- Stool test - Xét nghiệm phân
- Throat culture (strep screen) - Cấy trùng cổ họng
- Urine test - Xét nghiệm nước tiểu
2. Kỹ thuật Xét nghiệm Y học điểm chuẩn các trường là bao nhiêu?
Thông thường ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học bao gồm các tổ hợp môn sau:
- D07 (Toán – Hóa – Tiếng Anh);
- A00 (Toán – Lý – Hóa);
- A02 (Toán – Vật lý – Sinh học);
- B00 (Toán – Hóa – Sinh học);
- C08 (Ngữ Văn – Hóa học – Sinh học).
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học trong những năm qua thường dao động từ 15 – 26.5 điểm và cũng tùy thuộc vào những trường Đại học/Cao đẳng trên phạm vi cả nước.
Những năm gần đây, nhiều trường Cao đẳng Y dược có nhiều phương án tuyển sinh đối với ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học như sau:
- Xét điểm thi THPT
- Xét điểm học bạ 3 năm THPT
Kỹ thuật Xét nghiệm Y học điểm chuẩn bao nhiêu?
Click ngay: Tìm hiểu Cao đẳng Xét nghiệm Y học
3. Trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều trường Đại học/Cao đẳng đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học trên phạm vi cả nước, nhằm đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực Y tế ở trong điều kiện nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao.
Tại Hà Nội: Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Đông Đô, trường Đại học Y tế Cộng đồng, Khoa Y dược Đại học Quốc gia Hà Nội …
Tại khu vực phía Nam: Trường Đại học Y Dược TP HCM, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Công nghệ TP.HCM, Cao đẳng Y dược Sài Gòn, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch …
4. Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học mấy năm?
Đối với hệ đào tạo Đại học: sinh viên sẽ được đào tạo 4 năm. Trong thời gian này sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành về bệnh lý cùng những kiến thức phân tích, xét nghiệm sinh – hóa học. Ngoài ra sinh viên còn được trang trị thêm những kỹ năng thực tiễn, kỹ năng mền để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Đối với hệ đào tạo Cao đẳng: thời gian đào tạo được rút ngắn hơn còn 3 năm, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học hệ chính quy và có thể liên thông lên các trường Đại học theo quy định của Luật Giáo dục.
Đối với hệ đào tạo Trung cấp: thời gian đào tạo từ 1 – 3 năm tùy vào từng đối tượng học viên:
- Học 3 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THCS (lớp 9).
- Học 2 năm 3 tháng (Áp dụng cho đối tượng: học xong lớp 12, thi trượt tốt nghiệp THPT, BTVH).
- Học 2 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THPT, văn bằng tương đương BTVH cấp 3).
- Học 10 tháng (Áp dụng cho các đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc nhóm ngành sức khỏe)
- Học 12 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Ngoại ngữ, Sư phạm, Luật…)
Kỹ thuật Xét nghiệm Y học học mấy năm?
5. Tham khảo chương trình đào tạo ngành kỹ thuật xét nghiệm Y học hệ Đại học
Mục tiêu chung: Nhằm đào tạo các cán bộ kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ đại học có tâm, có tài, sành chuyên môn kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành thành thạo, và có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết các vấn đề thuộc ngành học nhằm phục vụ yêu cầu chẩn đoán và điều trị; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân nhân.
Chương trình đào tạo:
Kiến thức giáo dục đại cương: |
|||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin |
9 |
Tin học đại cương |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
10 |
Giáo dục thể chất |
3 |
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN |
11 |
Giáo dục quốc phòng - An ninh |
4 |
Tiếng Anh 1 |
12
|
Di truyền y học |
5 |
Hóa ĐC - VC |
13 |
pháp luật đại cương |
6 |
Xác suất thống kê trong y học |
14 |
Tiếng Anh 2 |
7 |
Vật lý - Lý sinh |
15 |
Tiếng anh 3 |
8 |
Tiếng Anh 4 |
|
|
Kiến thức cơ sở khối ngành: |
|||
1 |
Xác suất - thống kê y học |
3 |
Sinh học và di truyền |
2 |
Hóa học |
4 |
Vật lý và Lý sinh |
Kiến thức cơ sở ngành: |
|||
1 |
Giải phẫu - Sinh lý – Mô |
6 |
Bệnh học Ngoại khoa |
2 |
Sinh lý bệnh - Miễn dịch |
7 |
Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm |
3 |
Dược lý chuyên ngành |
8 |
Sức khoẻ môi trường |
4 |
Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu |
9 |
Dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm |
5 |
Bệnh học Nội khoa |
10 |
Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia - Giáo dục sức khoẻ |
Kiến thức ngành: |
|||
1 |
Xét nghiệm cơ bản |
14 |
Vi sinh 4 |
2 |
Huyết học tế bào 1 |
15 |
Ký sinh trùng 1 |
3 |
Huyết học tế bào 2 |
16 |
Ký sinh trùng 2 |
4 |
Huyết học đông máu |
17 |
Ký sinh trùng 3 |
5 |
Huyết học truyền máu |
18 |
Xét nghiệm tế bào 1 |
6 |
Xét nghiệm huyết học nâng cao |
19 |
Xét nghiệm tế bào 2 |
7 |
Hoá sinh 1 |
20 |
Y sinh học phân tử |
8 |
Hoá sinh 2 |
21 |
Kiểm tra chất lượng xét nghiệm |
9 |
Hoá sinh 3 |
22 |
Chống nhiễm khuẩn bệnh viện |
10 |
Hóa sinh 4 |
23 |
Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm 1 |
11 |
Vi sinh 1 |
24 |
Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm 2 |
12 |
Vi sinh 2 |
25 |
Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm 3 |
13 |
Vi sinh 3 |
26 |
Thực tập Kỹ thuật xét nghiệm 4 |
6. Tầm quan trọng của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Kỹ thuật Xét nghiệm Y học phát triển đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho nền y học hiện đại. Nhờ các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, đặc biệt là đội ngũ Kỹ thuật viên Xét nghiệm giỏi mà kết quả chẩn đoán bệnh trong những năm gần đây đã nâng cao được tính chính xác hơn rất nhiều. Từ đó giúp các bác sĩ chuyên môn có thể chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân theo đúng phác đồ.
Đây là cơ hội dành cho những sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học dễ dàng tìm kiếm được việc làm sau khi ra trường.
7. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Xét nghiệm Y học
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện tại, các bệnh viện lớn hay các trung tâm Y tế đều yêu cầu có dịch vụ Xét nghiệm Y học. Do đó nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành này cũng ngày một cao. Sinh viên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học khi đi làm sẽ đảm nhận những công việc sau:
- Tiến hành tổ chức, hướng dẫn và đón tiếp, chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm.
- Thực hiện những kỹ thuật trong quá trình xác định những vi sinh vật, khí sinh trùng gây bệnh, phân tích dịch, máu. Thực hiện công tác truyền máu an toàn, kiểm tra hiệu quả trong việc điều trị thuốc.
- Trực tiếp tham gia vào quá trình pha hóa chất, thuốc thử và chuẩn bị những phương tiện và dụng cụ cần thiết trong việc làm xét nghiệm.
- Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, máy móc để tiến hành kiểm nghiệm.
- Thống kê, lưu trữ các kết quả xét nghiệm, chuyển kết quả xét nghiệm tới các khoa được yêu cầu.
- Tư vấn, giải thích cho cán bộ y tế, bác sĩ về kết quả xét nghiệm. Phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm.
- Điều chỉnh, kiểm tra lại tính chính xác của kỹ thuật xét nghiệm và kết quả xét nghiệm.
- Bảo quản, giữ gìn dụng cụ, hóa chất dùng trong xét nghiệm.
- Những Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học có trình độ cao sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các Kỹ thuật viên khác, tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển trong lĩnh vực chuyên ngành.
- Thiết lập, kiểm tra tất cả những quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo được chất lượng của quá trình làm xét nghiệm.
Trên đây là các thông tin về ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học. Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn hy vọng bài viết đã chia sẻ những nội dung cần thiết cho bạn đọc.