Trong 20 năm qua, tuyển sinh Đại học tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng, gắn liền với sự thay đổi trong các chính sách giáo dục và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2025 này tuyển sinh Đại học cũng bắt đầu bước sang một trang mới.
Tuyển sinh Đại học ở Việt Nam với sự thay đổi trong 20 năm qua
Giai đoạn 1: Kỳ thi tuyển sinh riêng biệt (2000-2014)
>>>> Cập nhật: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 thí sinh ưu tiên chọn môn xã hội
Trong giai đoạn này, tuyển sinh Đại học được tổ chức dưới hình thức thi riêng biệt cho từng trình độ Cao đẳng và Đại học. Học sinh phải tham gia kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chia thành các khối truyền thống như A, B, C, D.
- Đặc điểm: Kì thi khá phức tạp, gây áp lực lớn cho thí sinh.
- Hạn chế: Gây lãng phí nguồn lực do tổ chức nhiều kì thi khác nhau.
Giai đoạn 2: Kỳ thi THPT quốc gia tích hợp (2015-2019)
Năm 2015 đánh dấu sự chuyển mình với việc tích hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh Đại học trong một kì thi duy nhất, gọi là thi THPT quốc gia.
Đặc điểm:
- Thí sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia để đăng ký nguyện vọng tuyển sinh.
- Bài thi gồm các môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và các bài thi tự chọn (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội).
Ưu điểm: Giảm áp lực thi cử, tự do điều chỉnh nguyện vọng.
Hạn chế: Có ý kiến về chất lượng bài thi chưa đồng bộ giữa các địa phương.
Giai đoạn 3: Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh (2020 - 2024)
Từ năm 2020, tuyển sinh đại học bắt đầu chuyển sang hướng đa dạng hóa với nhiều phương thức xét tuyển, tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh.
Phương thức xét tuyển:
- Xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia;
- Xét học bạ phổ thông;
- Xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực do các trường Đại học tự tổ chức;
- Tuyển thẳng theo quy chế định (thí sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia, quốc tế).
Đặc điểm: Tự do lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực cá nhân.
Ưu điểm: Tăng cơ hội cho thí sinh, giảm phụ thuộc vào kết quả thi duy nhất.
Hạn chế: Khó khăn trong việc đảm bảo tính minh bạch và công bằng giữa các phương thức.
Giai đoạn 4: Từ năm 2025
>>>> Giải đáp: Bộ khẳng định sự khác nhau giữa xét tuyển sớm và phương thức xét tuyển
Năm 2025 là lứa thí sinh đầu tiên tham gia kỳ thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp. Do đó, kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học cũng thay đổi. Số môn thi tốt nghiệp chỉ còn 4. Trong đó, hai môn lựa chọn phải nằm trong những môn đã được học ở lớp 12, khiến thí sinh bị hạn chế về tổ hợp xét tuyển Đại học nếu dùng kết quả này.
Về phương thức xét tuyển cũng giống với giai đoạn 3. Tuy nhiên, quy chế tuyển sinh Đại học được sửa đổi theo hướng siết xét tuyển sớm, còn tối đa 20% chỉ tiêu. Bộ dự kiến điểm của đợt xét sớm phải bằng đợt xét tuyển chung. Nếu tuyển bằng nhiều phương thức, đại học phải quy đổi về thang điểm chung. Điều này còn đang dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Nhìn lại 20 năm qua, chuyên gia tuyển sinh, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM, ông Phùng Quán nói tuyển sinh Đại học có sự thay đổi liên tục cũng khiến nhiều phụ huynh, học sinh bị động.
Ngoài ra, nguyên Viện phó Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Lộc cũng đề xuất tổ chức một kỳ thi Đại học chung cho cả nước giống như Trung Quốc đã làm. Bên cạnh đó, để các trường dùng tuyển sinh thì có thể thành lập trung tâm khảo thí độc lập, tổ chức nhiều đợt thi đánh giá năng lực trong năm. Các trường hoàn toàn có quyền tự chủ dùng các kết quả, giải thưởng, chứng chỉ khác để xét đầu vào nếu thấy phù hợp.
Qua 20 năm, quá trình tuyển sinh Đại học đã trải qua những thay đổi lớn, phản ánh sự phát triển của nền giáo dục và nhu cầu thực tiễn của xã hội. Bên cạnh những thành tựu, vẫn tồn tại những thách thức mà ngành Giáo dục cần phải vượt qua để tiến tới sự phát triển bền vững.
Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp