Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục giữ tổ hợp truyền thống như C00 trong xét tuyển đại học là điều không còn phù hợp; thay vào đó, cần chuyển hướng sang hình thức đánh giá năng lực tổng hợp hoặc bổ sung thêm các tiêu chí khác để đáp ứng yêu cầu đặc thù của một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
Tổ hợp C00 không còn phù hợp với yêu cầu của nhiều ngành, nghề
Thời gian gần đây, việc nhiều trường đại học đồng loạt loại bỏ tổ hợp C00 khỏi phương án xét tuyển vào các ngành như Luật, Báo chí, Xã hội học, Tâm lý học... đã khiến không ít học sinh và phụ huynh cảm thấy bất ngờ, thậm chí hoang mang.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dừng xét tuyển tổ hợp C00 ở 17 ngành đào tạo. Tương tự, Trường Đại học Luật (thuộc ĐHQG Hà Nội), Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kiểm sát Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đưa ra thông báo loại bỏ tổ hợp này khỏi một số ngành tuyển sinh.
>>>> Xem ngay: Địa chỉ thi thử tốt nghiệp THPT 2025 online thí sinh cần biết
Tổ hợp C00 – gồm các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý – vốn được sử dụng từ những năm 1980 như một phương án truyền thống trong tuyển sinh các ngành khoa học xã hội. Khối thi này từng ghi nhận mức điểm chuẩn rất cao; chẳng hạn, vào năm 2021, có trường lấy đến 30,34 điểm (bao gồm cả điểm ưu tiên). Trên cả nước, có hơn 140 cơ sở đào tạo từng sử dụng tổ hợp C00 để tuyển sinh cho nhiều ngành khác nhau.
Tuy vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia và giảng viên đại học, xu hướng thu hẹp phạm vi sử dụng tổ hợp C00 trong tuyển sinh hiện nay là hợp lý và cần thiết trước những thay đổi của thời cuộc.
Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh – Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao – cho rằng tổ hợp C00 đã không còn đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. Ông lý giải rằng, các môn trong tổ hợp này chủ yếu nghiêng về khả năng ghi nhớ và cảm nhận, trong khi xã hội hiện đại đang chuyển dịch mạnh mẽ theo xu hướng số hóa và phát triển liên ngành. Những năng lực như tư duy phản biện, khả năng xử lý và phân tích dữ liệu, cũng như kỹ năng công nghệ số đang trở thành những tiêu chí then chốt trong đào tạo và tuyển dụng.
Một trưởng phòng đào tạo tại một trường đại học khác ở Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm tương đồng. Ông nhấn mạnh rằng, khi yêu cầu của thị trường lao động thay đổi thì chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học cũng phải được điều chỉnh để phù hợp. Ngoài tri thức chuyên môn, sinh viên ngày nay cần được trang bị tư duy phản biện, tư duy logic, năng lực đổi mới sáng tạo, kỹ năng số và khả năng thích nghi linh hoạt với sự biến động của xã hội hiện đại.
Khi theo dõi quá trình học tập của sinh viên ngành Luật tại trường, được tuyển sinh bằng hai tổ hợp khác nhau là C00 và D01 (gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), ông nhận thấy những sinh viên từng học theo tổ hợp D01 thường có khả năng tiếp cận và thành thạo các kỹ năng cần thiết nhanh hơn. Điều này xuất phát từ việc các em đã có nền tảng tốt về Toán học cũng như ngoại ngữ như tiếng Anh hoặc tiếng Trung từ bậc phổ thông.
Một tiến sĩ chuyên ngành Báo chí, hiện giảng dạy môn Marketing, cũng đưa ra nhận định tương tự. Theo bà, sinh viên các ngành Truyền thông hay Xã hội học hiện nay cần nắm vững các công cụ như Excel, SPSS (phần mềm dùng cho phân tích thống kê và dữ liệu), có khả năng viết báo cáo nghiên cứu, lập kế hoạch truyền thông... Đây là những kỹ năng mà những học sinh chỉ học tốt ba môn Văn, Sử, Địa thường khó đáp ứng đầy đủ so với nhóm học sinh từng tiếp cận môn Toán.
Chính vì vậy, các chuyên gia đánh giá rằng việc tiếp tục tuyển sinh các ngành không đòi hỏi nền tảng xã hội nhân văn chuyên sâu – như Quan hệ quốc tế, Truyền thông, Quản trị – bằng tổ hợp C00 có thể khiến chuẩn đầu vào lệch khỏi yêu cầu thực tế.
Một yếu tố khác cũng được chỉ ra là cách thức dạy, học và thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Theo ông Vũ Tuấn Anh, đề thi các môn Văn, Sử, Địa chủ yếu vẫn tập trung vào việc kiểm tra kiến thức ghi nhớ, kỹ năng trình bày và diễn đạt, mà chưa thực sự đánh giá được khả năng tư duy logic, phân tích định lượng hay kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Vị tiến sĩ Báo chí nói trên cũng nêu lên thực trạng đáng lo ngại: tại nhiều trung tâm luyện thi, học sinh thường được dạy "tủ", học thuộc lòng cách làm các dạng bài mẫu. Điều này vô hình trung làm giảm giá trị thực chất của điểm thi, gây khó khăn trong việc phân loại và đánh giá năng lực thí sinh một cách công bằng.
Cùng với đó, nhiều trường đại học hiện đang tích cực thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, từ việc giảng dạy bằng ngoại ngữ, tổ chức hoạt động giao lưu học thuật, đến hợp tác với các trường đại học nước ngoài và thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam học tập. Trong bối cảnh đó, sinh viên có năng lực ngoại ngữ tốt rõ ràng sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội, Phó hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương cho biết việc thay thế tổ hợp C00 bằng các tổ hợp có môn Tiếng Anh là một bước đi chiến lược, nhằm tiến tới mục tiêu quốc tế hóa chương trình đào tạo trong thời gian tới.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia đề xuất cần mạnh dạn điều chỉnh, làm mới tổ hợp xét tuyển đối với một số ngành khoa học xã hội để bắt kịp yêu cầu phát triển toàn diện của giáo dục đại học hiện nay.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục giữ tổ hợp truyền thống như C00 trong xét tuyển đại học là điều không còn phù hợp; thay vào đó, cần chuyển hướng sang hình thức đánh giá năng lực tổng hợp hoặc bổ sung thêm các tiêu chí khác để đáp ứng yêu cầu đặc thù của một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
Thời gian gần đây, việc nhiều trường đại học đồng loạt loại bỏ tổ hợp C00 khỏi phương án xét tuyển vào các ngành như Luật, Báo chí, Xã hội học, Tâm lý học... đã khiến không ít học sinh và phụ huynh cảm thấy bất ngờ, thậm chí hoang mang.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dừng xét tuyển tổ hợp C00 ở 17 ngành đào tạo. Tương tự, Trường Đại học Luật (thuộc ĐHQG Hà Nội), Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kiểm sát Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đưa ra thông báo loại bỏ tổ hợp này khỏi một số ngành tuyển sinh.
Tổ hợp C00 – gồm các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý – vốn được sử dụng từ những năm 1980 như một phương án truyền thống trong tuyển sinh các ngành khoa học xã hội. Khối thi này từng ghi nhận mức điểm chuẩn rất cao; chẳng hạn, vào năm 2021, có trường lấy đến 30,34 điểm (bao gồm cả điểm ưu tiên). Trên cả nước, có hơn 140 cơ sở đào tạo từng sử dụng tổ hợp C00 để tuyển sinh cho nhiều ngành khác nhau.
Tuy vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia và giảng viên đại học, xu hướng thu hẹp phạm vi sử dụng tổ hợp C00 trong tuyển sinh hiện nay là hợp lý và cần thiết trước những thay đổi của thời cuộc.
Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh – Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao – cho rằng tổ hợp C00 đã không còn đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. Ông lý giải rằng, các môn trong tổ hợp này chủ yếu nghiêng về khả năng ghi nhớ và cảm nhận, trong khi xã hội hiện đại đang chuyển dịch mạnh mẽ theo xu hướng số hóa và phát triển liên ngành. Những năng lực như tư duy phản biện, khả năng xử lý và phân tích dữ liệu, cũng như kỹ năng công nghệ số đang trở thành những tiêu chí then chốt trong đào tạo và tuyển dụng.
Một trưởng phòng đào tạo tại một trường đại học khác ở Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm tương đồng. Ông nhấn mạnh rằng, khi yêu cầu của thị trường lao động thay đổi thì chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học cũng phải được điều chỉnh để phù hợp. Ngoài tri thức chuyên môn, sinh viên ngày nay cần được trang bị tư duy phản biện, tư duy logic, năng lực đổi mới sáng tạo, kỹ năng số và khả năng thích nghi linh hoạt với sự biến động của xã hội hiện đại.
Khi theo dõi quá trình học tập của sinh viên ngành Luật tại trường, được tuyển sinh bằng hai tổ hợp khác nhau là C00 và D01 (gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), ông nhận thấy những sinh viên từng học theo tổ hợp D01 thường có khả năng tiếp cận và thành thạo các kỹ năng cần thiết nhanh hơn. Điều này xuất phát từ việc các em đã có nền tảng tốt về Toán học cũng như ngoại ngữ như tiếng Anh hoặc tiếng Trung từ bậc phổ thông.
Một tiến sĩ chuyên ngành Báo chí, hiện giảng dạy môn Marketing, cũng đưa ra nhận định tương tự. Theo bà, sinh viên các ngành Truyền thông hay Xã hội học hiện nay cần nắm vững các công cụ như Excel, SPSS (phần mềm dùng cho phân tích thống kê và dữ liệu), có khả năng viết báo cáo nghiên cứu, lập kế hoạch truyền thông... Đây là những kỹ năng mà những học sinh chỉ học tốt ba môn Văn, Sử, Địa thường khó đáp ứng đầy đủ so với nhóm học sinh từng tiếp cận môn Toán.
Chính vì vậy, các chuyên gia đánh giá rằng việc tiếp tục tuyển sinh các ngành không đòi hỏi nền tảng xã hội nhân văn chuyên sâu – như Quan hệ quốc tế, Truyền thông, Quản trị – bằng tổ hợp C00 có thể khiến chuẩn đầu vào lệch khỏi yêu cầu thực tế.
>>>> Mách bạn: Mẫu giấy thi tự luận tốt nghiệp THPT năm 2025
Một yếu tố khác cũng được chỉ ra là cách thức dạy, học và thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Theo ông Vũ Tuấn Anh, đề thi các môn Văn, Sử, Địa chủ yếu vẫn tập trung vào việc kiểm tra kiến thức ghi nhớ, kỹ năng trình bày và diễn đạt, mà chưa thực sự đánh giá được khả năng tư duy logic, phân tích định lượng hay kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Vị tiến sĩ Báo chí nói trên cũng nêu lên thực trạng đáng lo ngại: tại nhiều trung tâm luyện thi, học sinh thường được dạy "tủ", học thuộc lòng cách làm các dạng bài mẫu. Điều này vô hình trung làm giảm giá trị thực chất của điểm thi, gây khó khăn trong việc phân loại và đánh giá năng lực thí sinh một cách công bằng.
Cùng với đó, nhiều trường đại học hiện đang tích cực thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, từ việc giảng dạy bằng ngoại ngữ, tổ chức hoạt động giao lưu học thuật, đến hợp tác với các trường đại học nước ngoài và thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam học tập. Trong bối cảnh đó, sinh viên có năng lực ngoại ngữ tốt rõ ràng sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội, Phó hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương cho biết việc thay thế tổ hợp C00 bằng các tổ hợp có môn Tiếng Anh là một bước đi chiến lược, nhằm tiến tới mục tiêu quốc tế hóa chương trình đào tạo trong thời gian tới.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia đề xuất cần mạnh dạn điều chỉnh, làm mới tổ hợp xét tuyển đối với một số ngành khoa học xã hội để bắt kịp yêu cầu phát triển toàn diện của giáo dục đại học hiện nay.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp