Phía Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ các địa phương sẽ tinh giản về nội dung giảng dạy thuộc chương trình học kỳ II. Theo đó, quá trình dạy qua truyền hình sẽ rút ngắn được thời gian học.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020.
>>> Cập nhật thêm thông tin:
- CẬP NHẬT: Hai trường ĐH giảm học phí cho sinh viên trong mùa dịch
- Đề thi THPT Quốc gia 2020 sẽ điều chỉnh giảm tải do dịch Covid-19
- Dịch Covid-19: Tranh cãi về việc có thi hay không thi THPT Quốc gia
Hai lần lùi thời gian kết thúc năm học
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT có những giải pháp gì để phòng, chống Covid-19 trong trường học, đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông trong điều kiện học sinh không thể đến trường?
- Ngay từ giai đoạn đầu Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ban chỉ đạo quốc gia, căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan chuyên môn, Bộ GD&ĐT đã bám sát tình hình diễn biến dịch bệnh, ban hành hơn 30 văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chỉ đạo 100% cơ sở giáo dục thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp. Địa phương chuẩn bị các điều kiện phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; tập huấn giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh để hướng dẫn học sinh; xây dựng kế hoạch dạy bù để sẵn sàng đón học sinh đến lớp trở lại, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát bảo đảm an toàn.
Thời gian cho học sinh tạm nghỉ, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục duy trì liên lạc giữa nhà trường với gia đình, giáo viên và học sinh để giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn tự học, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin với tình hình địa phương.
Nhà trường khuyến khích giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập, có sự kết hợp giữa ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức trong phòng, chống bệnh dịch.
Căn cứ tình hình dịch bệnh được kiểm soát đến thời điểm đầu tháng ba, Bộ GD&ĐT điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học đến trước ngày 30/6, thi THPT quốc gia từ ngày 23/7 đến 26/7.
Bộ GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cho học sinh đến trường trở lại từ đầu tháng 3 để bảo đảm hoàn thành chương trình theo khung thời gian đã điều chỉnh. Đến ngày 9/3, 48/63 tỉnh, thành phố cho học sinh THPT đến lớp trở lại, tỷ lệ học sinh đến trường đạt trên 98%.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay các địa phương tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2. Việc dạy qua truyền hình rút ngắn được thời gian học.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020.
Tuy nhiên, khi xuất hiện những ca mắc mới, tình hình dịch bệnh lại có diễn biến phức tạp, một lần nữa, Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học trước ngày 15/7, thi THPT Quốc gia từ ngày 8/8 đến 11/8.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cho học sinh đi học trở lại phù hợp tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương, đồng thời xây dựng kế hoạch giáo dục theo khung thời gian năm học đã điều chỉnh.
Hiện nay, tình hình học sinh THPT đi học trở lại của các địa phương như thế nào?
- Đến nay, cả nước có 29/63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh THPT đi học và thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT, bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh trong quá trình học tập tại trường.
Sẽ có đề thi minh họa THPT quốc gia 2020
Trước tình hình Covid diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT có giải pháp thế nào để chủ động ứng phó, đảm bảo chương trình năm học trong giai đoạn tiếp theo?
- Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Thứ nhất, Bộ GD&ĐT rà soát, tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2 để hướng dẫn cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm thực hiện chương trình trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020.
Thứ hai, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy học qua Internet, trên truyền hình làm cơ sở tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả theo chương trình giáo dục đã được tinh giản.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương tổ chức dạy học trên truyền hình và đề nghị địa phương gửi các bài giảng về Bộ GD&ĐT để lựa chọn, phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trên toàn quốc. Từ đó, các địa phương rút ngắn được thời gian hoàn thành chương trình theo khung thời gian năm học đã điều chỉnh.
Thứ ba, căn cứ chương trình đã tinh giản nội dung dạy học, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và công bố đề tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 để tạo thuận lợi cho học sinh lớp 12 trong quá trình học tập, ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kỳ thi được tổ chức từ ngày 8/8 đến 11/8.
Bộ GD&ĐT tiếp tục bám sát tình hình diễn biến và kiểm soát dịch bệnh để hướng dẫn kịp thời các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020 và tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo News.zing.vn!