Năm 2025 với nhiều đổi mới, đặc biệt là tuyển sinh vào Đại học với kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Không ít trường Đại học phải điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.
Băn khoăn với môn thi mới
Năm 2025 là năm đầu tiên các em lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, trong chương trình học 2018 này, ngoài 6 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng An ninh, các em được chọn 4 môn. Như vậy là 10 môn. Còn chương trình cũ học sinh phải học đồng nhất 13 môn.
>>>> Xem ngay: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 xu hướng chọn môn như thế nào?
Hiệu trưởng Trường Đại Học Công nghệ- Đại Học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Chử Đức Trình cho biết về năng lực tư duy khoa học tự nhiên, nhà trường yêu cầu rất khắt khe. Đối với môn học mới, ban giám hiệu cũng nhận được nhiều đề xuất đưa ra các tổ hợp tuyển sinh có các môn mới này. Cũng rất nhiều ý kiến đưa môn Tin học vào trong tổ hợp xét tuyển. Thế nhưng, nhà trường cũng phải xem xét vì không biết môn học này tại cơ sở giáo dục THPT đào tạo các em ra sao. Với môn Công nghệ cũng tương tự. Nhà trường cũng còn nhiều băn khoăn khi cho rằng môn học này ở cấp học THPT chỉ dừng lại ở việc làm quen, giới thiệu, tạo động lực cho học sinh có được sự tư duy trong công nghệ. Gần như các bài toán của ngành kỹ thuật chưa được đề cập tới.
Hai hướng tiếp cận mà các trường Đại học đang định hướng là từ đầu ra của bậc phổ thông tuyên bố hoặc dựa trên đo lường thực sự. Nếu như áp dụng dựa trên đo lường thực sự thì kết quả đầu tiên chính là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo ông Trình, việc thử nghiệm là được làm đối với nhóm học sinh học chương trình cũ và nhóm học sinh trường chuyên thì không có sự khác biệt. Thế nhưng đối với chương trình giáo dục phổ thông mới thì mẫu số này chưa thể hiện được hết chất lượng đào tạo.
Phương pháp giảng dạy và thay đổi chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra là những gì mà chương trình giáo dục bậc Đại học cần thay đổi. Đối với trường Đại học Công nghệ thực sự còn đang rất nan giải chưa thể có câu trả lời chính xác cho việc thay đổi chuẩn đầu ra, đầu vào cho phù hợp. Theo ông Chử Đức Trình qua kinh nghiệm của việc điều chỉnh phương án tuyển sinh thì việc này cần thời gian để đánh giá. Ông nhắc đến điển hình là Đại học Quốc gia Hà Nội, vào năm 2014, lần đầu tiên trường tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực. Rất nhiều trường trực thuộc băn khoăn về chất lượng đầu vào khi sử dụng kết quả của kỳ thi này. Thế nhưng, sau 4 năm đánh giá chất lượng đầu ra vẫn rất tốt. Vì vậy, các trường vẫn yên tâm tin tưởng sử dụng kết quả này.
Nhóm trường cần điều chỉnh chương trình đào tạo
Phó giám đốc Đại Học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết vừa qua Hội đồng đào tạo đã họp và có hướng điều chỉnh trong chương trình đào tạo đại cương ở một số môn do chương trình đào tạo mới này thiên về hướng tư duy nhiều hơn. Tất cả các điều chỉnh đã được cân nhắc và tham khảo từ đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố mới đây. Thêm nữa, các môn học ở bậc THPT và các tổ hợp xét tuyển mà Đại Học Bách khoa Hà Nội dự kiến sử dụng tuyển sinh năm 2025 cũng đều là cơ sở để trường điểu chỉnh chương trình đào tạo.
>>>> Giải đáp: Đề tham khảo môn Toán, Văn có độ phân hóa mạnh
“Chắc chắn Đại Học Bách khoa Hà Nội sẽ điều chỉnh chương trình các môn học đại cương để phù hợp với yêu cầu năng lực kiến thức của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhưng việc điều chỉnh này diễn ra từ từ, theo hướng vừa điều chỉnh vừa đánh giá để có được hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện phân nhóm đối tượng đào tạo bao gồm: nhóm tinh hoa phục vụ yêu cầu chất lượng cao cạnh tranh quốc tế, nhóm phục vụ yêu cầu nhân lực phát triển các ngành kinh tế xã hội của đất nước”, ông Điền chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại Học Giao thông Vận tải cho hay nhà trường cũng sẽ xây dựng lại một số tổ hợp môn học cho phù hợp với ngành đào tạo trong năm 2025 này. Điển hình như khối kỹ thuật sẽ thiên về các môn học tự nhiên nhiều hơn. Ngoài ra, nhà trường cũng không bị gây khó khăn quá nhiều trong việc bổ sung và điều chỉnh trong chương trình đào tạo là bởi nhà trường đang xét tuyển 3,4 tổ hợp/ngành, nên số sinh viên trúng tuyển mỗi tổ hợp không nhiều.
Đại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết các trường Đại học cần xác định được mục tiêu, bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo theo quy định pháp luật liên quan khi điều chỉnh chương trình đào tạo. Quy định cụ thể như sau để các trường dựa vào như chương trình đào tạo Đại học là 120 tín chỉ, 150 tín chỉ đối với chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, chưa tính khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các trường Đại học sớm hoàn thiện về chương trình đào tạo và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi. Tất cả đều cần đảm bảo đi đúng hướng của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đồng thời có tác động tích cực tới việc dạy và học của cấp THPT.
Trường cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật