Năm 2025, nhiều trường Đại học mở ngành mới chủ yếu về Quản trị Kinh doanh, Tài chính, Luật. Đồng thời, có trường tăng chỉ tiêu và điều chỉnh phương án tuyển sinh.
Nhiều trường mở thêm ngành mới
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; Quản lý tài nguyên và môi trường (chuyên ngành môi trường và phát triển bền vững); Công nghệ tài chính; Quản trị kinh doanh; Vật lý kỹ thuật (định hướng công nghệ bán dẫn và cảm biến, đo lường); Công nghệ truyền thông (truyền thông số và công nghệ đa phương tiện) là 6 ngành mới mà năm 2025 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM dự kiến mở thêm.
Năm ngoái trường tuyển sinh hơn 6.000 thí sinh cho 44 ngành. Năm 2025 với tổng 50 ngành, trường dự kiến sẽ tăng tổng lượng tuyển sinh so với năm 2024.
Trường Đại học Luật TP HCM
>>>> Xem ngay: 10 dấu ấn nổi bật của ngành giáo dục TP.HCM năm 2024
So với năm ngoái, dự kiến Đại học Luật TP HCM sẽ tăng thêm 800 chỉ tiêu để tuyển sinh hai ngành mới là Tài chính ngân hàng và Kinh doanh quốc tế.
Ngày 27/12, Phó trưởng phòng phụ trách Đào tạo, Thạc sĩ Lê Văn Hiển cũng cho rằng việc mở thêm hai ngành mới này để đi theo đúng xu hướng phát triển, hướng đến đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Trường Đại học FPT
Để xây dựng chương trình, đảm bảo đầu ra, Đại học FPT đã khảo sát nhu cầu và và yêu cầu của thị trường tuyển dụng. Theo đó, năm 2025, Đại học FPT dự kiến mở thêm 6 ngành mới bao gồm: Công nghệ tài chính (Fintech), Tài chính ngân hàng số (Digital Banking and Finance), Tài chính doanh nghiệp, Tài chính đầu tư, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế.
Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngành bán dẫn đang là một trong những ngành hot và cần tới lượng nhân lực rất lớn. So với các trường Đại học khác ở Việt Nam, trường cho rằng đang có lợi thế lớn khi nhận được sự hậu thuẫn từ nhiều đối tác chính phủ, trường Đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp Nhật Bản.
Chính vì vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội đang nghiên cứu mở mới chương trình đào tạo kỹ sư cho ngành này. Dự kiến năm 2025 sẽ tuyển sinh 100 chỉ tiêu cho ngành.
Trường Đại học Thương mại
Phó hiệu trưởng Đại học Thương mại, GS.TS Nguyễn Hoàng Việt nhận định việc sử dụng công nghệ, xử lý dữ liệu lớn (big data) sẽ khiến cho các cử nhân sẽ gặp thách thức. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có kinh nghiệm thực tế về vấn đề này. Vì thế, trường thay đổi tư duy xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật nội dung gắn với thực tiễn.
Năm 2025, Đại học Thương mại không mở ngành mới nhưng sẽ có 7 chương trình đào tạo mới thuộc nhóm định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế (IPOP), gồm: Quản trị thương hiệu (ngành Marketing), Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (Kiểm toán), Kinh tế và Quản lý đầu tư (Kinh tế), Luật kinh doanh (Luật kinh tế), Thương mại điện tử (Thương mại điện tử), Quản trị Hệ thống thông tin (Hệ thống thông tin quản lý), Tiếng Trung thương mại (Ngôn ngữ Trung Quốc). 80-100 sinh viên là số lượng sinh viên tuyển sinh cho mỗi chương trình này.
Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV)
Trường cũng có 6 chương trình đào tạo mới ở bậc cử nhân, do đối tác Đại học ở Anh cấp bằng. Đó là Khoa học dữ liệu và Phân tích Kinh doanh, Quản trị và Đổi mới Kỹ thuật số (do Đại học London cấp bằng, Học viện Kinh tế và Khoa học Chính trị London chỉ đạo học thuật); Sản xuất Phim và Truyền thông (Đại học Nghệ thuật Bournemouth cấp bằng); Kỹ thuật Phần mềm (Đại học Stirling); Quản trị Du lịch, Quản lý Tổ chức Sự kiện (Đại học Bournemouth).
Ngoài ra, một số trường không mở ngành mới nhưng dự kiến tăng chỉ tiêu. Có thể nhắc đến Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển 62 ngành và chương trình với 7.990 sinh viên. So với năm ngoái tăng 340 chỉ tiêu.
Nhiều trường điều chỉnh phương thức tuyển sinh
Trường ĐH Tài chính Marketing
Năm 2025, trường tuyển sinh bằng 6 phương thức khác nhau như xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp, xét điểm thi đánh giá năng lực, xét kết quả V-SAT, tuyển thẳng… Điểm đáng lưu ý là tất cả các tổ hợp môn bất kỳ xét tuyển vào trường đều bắt buộc có môn Toán.
Trường ĐH Công nghệ TPHCM
>>>> Xem ngay: Chi tiết hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Đối với dụng phương thức xét tuyển học bạ theo 3 học kỳ, Trường ĐH Công nghệ TPHCM không sử dụng trong năm 2025. Tuy nhiên, trường vẫn giữ phương thức xét tuyển học bạ theo tổ hợp 3 môn năm lớp 12. Đồng thời, trường này cũng bổ sung phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào Đại học trên máy tính (kỳ thi V-SAT) để xét tuyển.
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM)
Năm 2025, trường giảm các phương thức xét tuyển chi còn áp dụng 3. Trong đó, phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40-60% tổng chỉ tiêu). Phương thức 3 là xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (khoảng 30-50% tổng chỉ tiêu).
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trường không thêm ngành hay chương trình đào tạo mới nhưng năm 2025 đều tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Cụ thể Y học cổ truyền tăng 20%; Điều dưỡng tăng 10%, Dược học tăng 30%.
Bên cạnh đó, so với năm ngoái chỉ có 3 phương thức. Năm nay, trường tăng lên 6 phương thức tuyển sinh bao gồm: kết quả thi tốt nghiệp THPT; tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; sử dụng phương thức khác.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Năm 2025, phương thức xét tuyển học bạ trường sẽ không sử dụng. Phương thức tuyển sinh chủ đạo là kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt. Phương thức này bao gồm việc sử dụng 2 môn vào xét tuyển mỗi ngành, trong đó 1 môn chính được nhân hệ số 2 và 1 môn phụ không nhân hệ số. Ngoài ra, trường xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Các trường Đại học đang đợi quy chế tuyển sinh mới từ Bộ Giáo dục và sẽ có những điều chỉnh phù hợp cho năm 2025. Các em lưu ý để cập nhật các thông tin mới nhất.
Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp