Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục đang đứng trước rất nhiều những khó khăn như khó dạy môn tích hợp, sách giáo khoa, thiếu giáo viên… Những vấn đề này vẫn là dấu hỏi lớn cần có câu trả lời.
Ngành Giáo dục đang đứng trước những thách thức gì trong năm học mới?
Thiếu giáo viên
Một điều trầm trọng cần có hướng giải quyết trong những năm tới đây đó là tình trạng thiếu giáo viên. Hiện nay, có 1,23 triệu giáo viên trên cả nwocs, thiếu 118.200 người. Trong đó, thiếu tới gần 52.000 đối với giáo viên mầm non.
Giải thích về điều này, Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết là những năm gần qua, số trẻ mầm non tăng nhanh chóng, học hai buổi 1 ngày đối với hệ tiểu học, THPT tăng số lớp, chương trình 2018 có nhiều môn học mới. Điều này khiến cho nhiều giáo viên áp lực và có tới hơn 10.000 giáo viên nghỉ hưu, gần 9.300 người bỏ việc.
>>>> Mách bạn: Cần áp dụng điều gì cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ giai đoạn 2020-2023?
Thêm vào đó, ngành này không có nguồn tuyển thêm nhiều. Năm học 2022-2023, các địa phương chỉ tuyển được hơn 17.000 trong khi các địa phương được giao bổ sung 27.850 người. Rất nhiều người đã có suy nghĩ rằng giáo viên đã không còn phù hợp bởi mức lương thấp mà mức sống thì càng ngày càng cao, không đáp ứng được cuộc sống hàng ngày.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ trình Quốc hội cho phép tạm thời tuyển giáo viên theo chuẩn cũ. Thay vì tuyển giáo viên cần hệ Đại học thì bây giờ chỉ cần tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng để dạy tiểu học, THCS. Các giáo viên sau đó phải nâng cao trình độ để đạt chuẩn.
"Đây được coi là giải pháp tạm thời để có nguồn giáo viên linh hoạt trong việc dạy môn Tin học, Ngoại ngữ", ông Sơn nói.
Không chỉ vậy mà ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh còn rơi vào tình trạng thiếu lớp, trường. Tại Hà Nội, mỗi năm số học sinh tăng thêm 60.000, tương ứng 30-40 trường học nhưng nội thành không còn đất.
Tại TP HCM, học sinh ở mỗi độ tuổi tăng 10.000-15.000 mỗi năm, riêng lớp 6 năm nay tăng 42.000 khiến các trường THCS quá tải. Thành phố này dự tính cần bổ sung gần 8.900 phòng học đến năm 2025.
Rối ren dạy tích hợp
Theo chương trình mới, học sinh THCS không học Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý riêng lẻ mà học Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, gọi là môn tích hợp. Hiện các ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý chưa đào tạo ra giáo viên tích hợp mặc dù môn này chỉ cần một giáo viên đảm nhận.
Thực ra bản chất của dạy tích hợp là giáo viên môn nào dạy môn đó. Để dạy tích hợp, các trường thường bố trí giáo viên dạy các bài học theo thứ tự trong sách, hoặc gom tất cả bài học của từng môn, dạy xong môn này mới tới môn khác.
Nếu như một giáo viên độc lập muốn dạy được môn tích hợp thì cần học trong vòng 6 tháng khoảng 20-36 tín chỉ để lấy được chứng chỉ. Rất nhiều giáo viên ý kiến rằng họ không thể đứng lớp nếu như học thời gian ngắn với khối lượng kiến thức lớn như thế. Hơn nữa, các bài học trong sách được ghép một cách cơ học. Đã hơn 2 năm trôi qua, mục tiêu của chương trình dạy tích hợp thực sự vẫn chưa đạt được hiệu quả.
Không chỉ có giáo viên mà thực sự cơ quan Ban ngành cũng thấy thực sự khó khăn. Nhiều chuyên gia cho biết "khả năng cao trong thời gian tới, Bộ sẽ đưa ra điều chỉnh với việc dạy tích hợp ở bậc THCS".
Hiện nay chưa có phương án cụ thể của chương trình này. Nếu chương trình tiếp tục gây mệt mỏi cho cả thầy và trò thì thực sự cần tới phương án kịp thời ngay cho giáo dục.
Học phí đại học
Căn cứ vào nghị định 81 về học phí công lập sau 3 năm giữ nguyên học phí thì năm nay đã có nhiều trường tăng học phí với mức tương đối. Theo đó, trần học phí với các trường chưa tự chủ là 1,35-2,76 triệu đồng một tháng, gấp hai lần mức cũ (0,98-1,43 triệu đồng). Những trường đã tự chủ, tùy mức độ, được thu tối đa gấp 2-2,5 lần (2,7-6,9 triệu đồng). Các trường được tự xác định học phí ápd ụng với chương trình đạt kiểm định chất lượng.
Sau hai năm covid diễn ra thì đối với nhiều gia đình, học phí đại học vẫn thực sự là một gánh nặng to lớn. Nhưng thực tế, học phí lại là nguồn thu chủ yếu của nhà trường. Có trường là 50%, có trường lên đến 90%. Việc tăng học phí để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Nếu không tăng thì thực sự là một khó khăn lớn trong việc nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.
Một bộ sách giáo khoa của nhà nước?
Từ năm học 2020-2021, khi chương trình mới được áp dụng, việc thay sách được thực hiện song song với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", bỏ độc quyền xuất bản. Trong Nghị quyết 88 cuối năm 2014 của Quốc hội đã nêu rõ chủ trương này.
>>>> Click ngay: Thi trên giấy kết hợp trên máy tính áp dụng vào kỳ thi THPT 2025?
Hiện nay có tới ba công ty cổ phần tham gia biên soạn, phát hành sách và sáu nhà xuất bản. "Cánh Diều", "Chân trời sáng tạo", "Kết nối tri thức với cuộc sống" là ba bộ sách được phê duyệt. Năm học này, 9 khối lớp học theo sách mới và tất cả khối lớp sẽ học theo sách mới từ năm sau.
Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét cho ý kiến về chủ trương, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa vào đầu tháng 8. Điều này thực sự cũng phụ thuộc rất nhiều vào xã hội hóa. Bộ cũng được yêu cầu đưa ra giải pháp giảm giá thành sách hay tránh lãng phí sách.
Quay lại dùng một bộ sách sẽ khó đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và tốn kém nên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị xem xét kỹ vấn đề này. Số tiền cần chi là hàng chục nghìn tỷ đồng nếu áp dụng với 12 triệu học sinh và 9 khối lớp học sách giáo khoa mới.
Những khó khăn của ngành Giáo dục vẫn còn và vẫn đang phải đối diện. Bộ cũng đang từng bước tháo gỡ để giúp các em có một môi trường học tập đảm bảo chất lượng nhất.
Cao Đẳng Dược TPHCM tổng hợp