Trong năm học mới này có rất nhiều những vấn đề cần được khắc phục như: thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, đổi mới kỳ thi lớp 10, khắc phục thiếu giáo viên và quản lý dạy thêm, học thêm…
Năm học mới cùng những mong chờ với ngành Giáo dục
Phương thức, số môn và đề thi lớp 10
Đề thi tuyển sinh lớp 10 dự kiến được thay đổi khi sử dụng chương trình và sách giáo khoa mới. Ở THCS, thay vì các môn riêng lẻ như trước thì học sinh học hai môn tích hợp là Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học). Điều này làm cho phụ huynh và thí sinh rất quan tâm tới cấu trúc đề, phạm vi kiến thức, số lượng và nội dung môn thi với cả hệ đại trà và chuyên.
Quy chế tuyển sinh lớp 10 công lập theo chương trình mới sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến ban hành vào tháng 11. Đối với môn Khoa học tự nhiên và phần riêng theo từng môn lẻ, Bộ lưu ý các địa phương cần thông báo tỷ lệ nội dung kiến thức phù hợp.
Tổ chức thi lớp 10 những năm gần đây hầu hết với với ba môn Toán, Văn và Tiếng Anh, thêm môn chuyên với trường chuyên. Hiện nay, việc tuyển sinh lớp 10 công lập do các địa phương chủ động, cả về thời gian và cách tuyển.
Thi tốt nghiệp theo chương trình mới
Thay vì 6 như trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 gồm 4 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).
Kỳ thi giảm số môn, số buổi thi so với các năm về trường. Điều này giúp cho thí sinh giảm áp lực, giảm chi phí cho xã hội.
Đề thi hiện nay là điều mà phụ huynh và thí sinh mong chờ nhất. Lứa học sinh lớp 12 năm nay cũng theo trọn vẹn chương trình mới ở THPT và có tới 50% trong 600.000 em vào đại học mỗi năm bằng điểm kỳ thi này.
Bằng cách huy động mọi nguồn lực trong ngành đóng góp, Bộ sẽ xây dựng thư viện đề thi có tính "mở". Tiếp theo đó, Bộ mời chuyên gia lựa chọn để tạo đề thi, thử nghiệm, đưa vào ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng đề thi cho các năm sau.
Nhằm đánh giá toàn diện các năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm mới, góp phần đạt được nhiều mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp, Bộ dự kiến việc xét công nhận tốt nghiệp THPT thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lớp 10, 11 và 12 từ 30 lên 50%, đồng thời giảm điểm tốt nghiệp từ 70 xuống 50%.
>>>> Mách bạn 4 loại học bổng ở Cao đẳng tân sinh viên cần biết
Điều chỉnh xét tuyển đại học sớm
Xét tuyển đại học sớm là vấn đề mà Bộ cũng nhiều lần bày tỏ quan ngại. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu vào ngày 9/8, ông cho rằng việc này tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông bởi học sinh đỗ sớm lơ là việc học. Ngoài ra, việc này còn tạo ra sự mất công bằng trong cơ hội được vào các trường đại học tốt vì xét tuyển sớm khiến số chỉ tiêu còn lại ít, điểm chuẩn lên rất cao.
Có tới hơn 20 phương thức xét tuyển ở các Đại học, phần lớn là xét tuyển sớm. Mỗi phương thức lại có tiêu chí riêng, như điểm IELTS, SAT/ACT (bài thi chuẩn hóa ở Mỹ), điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, hay kết hợp điểm, chứng chỉ với một số tiêu chí khác...
Nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PGS.TS Lê Hữu Lập cho hay việc mất công bằng ở đây là do nhiều phương thức, đầu vào của các trường không theo một chuẩn chung.
Chỉ đạo công tác tuyển sinh năm tới, Bộ yêu cầu các trường đại học công bố kịp thời phương án xét tuyển, theo hướng "khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí", "có tác động tích cực tới hoạt động dạy và học trong giáo dục phổ thông".
"Các trường được tự chủ, không sai trong việc đặt ra các phương thức, trong khi đề thi tốt nghiệp không đảm bảo phân hóa như một kỳ thi chọn nhân tài để các trường tin tưởng dùng kết quả", ông Lập nói.
>>>> Xem ngay: Nguyên nhân 122.000 thí sinh bỏ nhập học đại học 2024
Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Năm học vừa rồi, cả nước tăng hơn 17.200 người, tổng cộng có 1,25 triệu giáo viên. Tuy nhiên, số thiếu vẫn gần 113.500, diễn ra ở hầu hết địa phương. Trong khi đó, toàn quốc tăng hơn 9.400 lớp học do số học sinh vẫn không ngừng tăng.
Thiếu giáo viên dẫn tới tỷ lệ giáo viên/lớp thấp hơn định mức, thấp nhất ở cấp mầm non. Cấp này chỉ đạt 1,81 giáo viên mỗi lớp trong khi đó thực tế cần tối thiểu 2,2 giáo viên mỗi lớp.
Việc triển khai chương trình mới với cấp phổ thông cũng gặp khó, đặc biệt là ở các môn mới như Tin học ở bậc tiểu học, môn tích hợp bậc THCS và Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT.
Quản lý dạy thêm, học thêm
Theo Thông tư 17, áp dụng từ năm 2012, hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường đang thực hiện.
Theo Vụ trưởng Trung học của Bộ, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho hay, dạy thêm và học thêm là nhu cầu thực tế, chính đáng, không cần cấm hay chê trách. Bộ đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư mới, hướng đến loại bỏ các thủ tục hình thức, song vẫn giải quyết "vấn đề khiến dư luận bức xúc" là dù các em không muốn đi học những vẫn phải đi học do giáo viên tổ chức lớp dạy thêm bên ngoài.
Những vấn đề trên vẫn đang cần có lời giải và hướng đi mới. Mong rằng năm học 2024-2025 này sẽ tháo gỡ và phát triển theo hướng tốt nhất cho toàn ngành.