Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Muốn đạt điểm thi tốt nghiệp THPT môn Văn cao cần cập nhật kiến thức xã hội

Cập nhật: 05/04/2021 12:25
Người đăng: Nguyễn Trang | 1259 lượt xem

Nhằm làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Văn, các em 2K3 cần phải bám sát cấu trúc đề thi minh họa. Đề thi minh họa Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố vừa qua cơ bản tương tự với đề thi 2020.

Muốn đạt điểm thi tốt nghiệp THPT môn Văn cao cần cập nhật kiến thức xã hội

Đề thi ra theo cấu trúc gồm 2 phần gồm:

  • Phần đọc hiểu văn bản với tổng 4 câu hỏi tương ứng với những cấp độ đó là: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao (3 điểm).
  • Phần nghị luận (7 điểm) sẽ bao gồm 2 câu hỏi: câu 1 - thuộc Nghị luận xã hội (2 điểm), câu  2 - Nghị luận Văn học (5 điểm).

Trong quá trình đọc đề thi, các em cần phải gạch chân các từ ngữ quan trọng và then chốt nhất. Cần phải phân bố thời gian làm việc phù hợp giữa từng phần: ở phần đọc hiểu nên làm khoảng tầm 15 - 20 phút, câu nghị luận xã hội hãy làm bài trong khoảng 25 - 30 phút, còn lại sẽ dành cho phần nghị luận xã hội. Các em cũng phải chủ động về thời gian, tránh tình trạng sa đà. Hãy làm đầy đủ từng phần, không được bỏ sót ý ở trong phần đọc hiểu. Cụ thể:

* Đối với phần đọc - hiểu

Các em cần phải nắm vững các kiến thức văn học cơ bản: từ loại, thể thơ, những biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phong cách về ngôn ngữ, phương thức trần thuật , hình thức lập luận, thao tác lập luận,...

Trong phần này sẽ có 4 câu hỏi tương ứng với những cấp độ như: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Ở câu nhận biết thông thường sẽ yêu cầu học sinh xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, hình thức lập luận, hình ảnh, từ ngữ, thể thơ. Đối với câu thông hiểu sẽ hỏi học sinh về một câu nói ở trong văn bản, sẽ hỏi vì sao tác giả lại cho rằng…? Ở câu vận dụng thường sẽ yêu cầu học sinh rút ra được thông điệp, ý nghĩa, điều tâm đắc của bản thân.

Cần phải đọc câu hỏi trước sau đó mới đọc văn bản, hãy gạch chân dưới các từ khóa. Cần phải bám sát vào văn bản để trả lời, bởi đôi khi câu trả lời sẽ nằm ngay trong văn bản hoặc là tiêu đề. Trả lời ngắn gọn, hỏi đâu thì hãy trả lời ở đó và không được trả lời dài dòng. Đồng thời, cũng không được trả lời bằng cách viết đoạn văn mà hãy gạch ý đầu dòng. Thời gian để làm phần đọc hiểu khoảng tầm  20 phút.

* Đối với phần Nghị luận xã hội

Ở trong phần này   thường sẽ yêu cầu viết một đoạn văn khoảng tầm 200 chữ. Phần nghị luận xã hội sẽ đề cập đến 2 đội dụng đó là: nghị luận về một hiện tượng ở trong đời sống, nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. Do đó, thí sinh không được ngắt xuống dòng. Phần này học sinh nên viết khoảng tầm ⅔ trang, tối đa là khoảng một trang giấy.

Kinh nghiệm khi làm phần Nghị luận xã hội

Học sinh có thể viết đoạn văn theo hình thức của đoạn văn diễn dịch, quy nạp hay là tổng phân hợp. Hãy nắm vững cấu trúc cơ bản của một đoạn văn nghị luận xã hội, cách thức làm bài, cách triển khai ý và cách viết câu. Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý có bàn luận về một ý kiến, một quan niệm về tư tưởng đạo lý có thể có ý nghĩa tích cực như: lòng vị tha, bao dung, lòng nhân ái, lối sống đẹp, cử chỉ đẹp, tình yêu thương giữa con người với con người,... 

Cũng có thể là các quan niệm sai lầm cần phải phê phán, từ đó sẽ có hành động đúng đắn nhằm làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống mỗi ngày đặc biệt là các hiện tượng có liên quan trực tiếp đến giới trẻ. Những hiện tượng này sẽ có ý nghĩa tích cực như tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo hoặc người tốt việc tốt,... nhưng cũng có thể là các hiện tượng tiêu cực cần phải phê phán như các thói xấu trong học đường, sự lười biếng,... Dùng các thao tác luận khác như phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận nhằm triển khai vấn đề qua các luận cứ và luận điểm.

Nhằm có thể viết tốt phần nghị luận xã hội, bên cạnh việc nắm vững các kỹ năng ở trên, thí sinh phải có kiến thức về xã hội, cập nhật thêm các thông tin mới nhất về tình hình xã hội đang diễn ra, các thông tin mang tính thời sự nhằm đưa các dẫn chứng vào trong bài viết. Lời khuyên về thời gian làm bài tối đa cho phần nghị luận xã hội sẽ là 30 phút.

* Đối với phần Nghị luận văn học

Các thí sinh cần phải nắm nắm vững các kiến thức chung ở trong chương trình Ngữ văn THPT, nhất là các tác phẩm ở trong SGK Ngữ văn lớp 12. Đối với thơ các em cần phải học thuộc. Chia bố cục bài thơ ra thành từng phần, mỗi phần cần phải nắm được nghệ thuật chính, những hình ảnh quan trọng đặc sắc nhất. Đối với văn xuôi cần phải học thuốc các dẫn chứng, nắm được các chi tiết nghệ thuật, tình huống truyện, đặc điểm tính cách của nhân vật, ý đồ sáng tạo. Cần phải nắm được hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả.

Khi làm bài vận dụng những thao tác phân tích, chứng minh và bình luận nâng cao vấn đề. Bên cạnh đó, nếu như muốn giành được điểm cao ở trong phần văn nghị luận văn học các thí sinh cần phải dùng lý luận văn học ở trong bài viết, có thể hãy học thuộc một số câu nói, nhận định để cho bài viết hay hơn.

Sau khi đã nhận dạng đề, cần phải xác định yêu cầu của đề cần phải gạch chân các cụm từ quan trọng, thí sinh cần phải lập dàn ý. Cụ thể:

  • Phần mở bài: cho dù viết mở bài trực tiếp/ gián tiếp cũng cần phải giới thiệu vấn đề, dẫn dắt đề và cảm nhận về vấn đề đó.
  • Phần thân bài: hãy nêu khái quát về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, cần phải nêu vắn tắt nội dung tư tưởng của tác phẩm, nêu  vị trí đoạn trích, trình bày theo luận điểm; luận cứ nhằm để làm rõ nội dung và nghệ thuật. Cuối cùng hãy chốt lại vấn đề và nâng cao vấn đề.
  • Phần kết bài: thí sinh cần phải khái quát lại vấn đề và đưa ra các đánh giá về vấn đề đó. Sau khi đã làm xong bài, thí sinh nên dành khoảng 10 phút để đọc lại bài viết của mình. 

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898