Mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa mẫu 10 được Ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ. Chi tiết 40 câu trắc nghiệm trong đề thi và gợi ý đáp án các em cùng cập nhật dưới đây.
Phần I: Đề thi thử
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn?
A. Yên Bái.
B. Hải Phòng.
C. Thanh Hóa.
D. Hạ Long.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Pu Sam Sao.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Pu Đen Đinh.
D. Con Voi.
Câu 3: Vùng đất của nước ta là
A. đất liền giáp biển và đồi núi phía tây.
B. giữa đường biên giới và đường bờ biển.
C. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
D. các đảo và vùng đồng bằng ven biển.
Câu 4: Chống bão ở nước ta phải luôn kết hợp với chống
A. sương muối.
B. hạn hán.
C. động đất.
D. lũ quét.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Nha Trang có lượng mưa nhỏ nhất?
A. Tháng III.
B. Tháng IX.
C. Tháng II.
D. Tháng VII.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cửa khẩu quốc tế Cha Lo thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Bình.
B. Nghệ An.
C. Hà Tĩnh.
D. Quảng Trị.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Quy Nhơn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ngãi.
B. Phú Yên.
C. Ninh Thuận.
D. Bình Định.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Vũng Áng.
B. Nhơn Hội.
C. Hòn La.
D. Nghi Sơn.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?
A. Quảng Trị.
B. Lâm Đồng.
C. Gia Lai.
D. Quảng Ngãi.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 5 nối Hà Nội với nơi nào sau đây?
A. Hải Phòng.
B. Thái Nguyên.
C. Phủ Lý.
D. Hòa Bình.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả?
A. Sông Gianh.
B. Sông Chu.
C. Sông Con.
D. Sông Mã.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhà máy nhiệt điện?
A. Biên Hòa.
B. Tân An.
C. Vũng Tàu.
D. Mỹ Tho.
Câu 13: Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất đồi núi ở nước ta là
A. chống nhiễm mặn.
B. đào hố vẩy cá.
C. bón phân thích hợp.
D. cải tạo đất phèn.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng trâu nhiều hơn số lượng bò?
A. Phú Thọ.
B. Lạng Sơn.
C. Nghệ An.
D. Bắc Giang.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguyên nhân phân hóa theo Bắc - Nam của thiên nhiên nước ta?
A. Do tác động của bức chắn địa hình.
B. Do nằm trong khu vực nội chí tuyến.
C. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ.
D. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng về vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta?
A. Có các cao nguyên badan xếp tầng.
B. Có nhiều núi cao hàng đầu cả nước.
C. Gồm nhiều dãy núi chạy song song.
D. Hướng núi chủ yếu là vòng cung.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân số nước ta hiện nay?
A. Có nhiều dân tộc.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Quy mô dân số lớn.
D. Dân số tăng nhanh.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta?
A. Nằm trong vùng nghèo khoáng sản.
B. Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
C. Nằm trong khu vực kinh tế sôi động.
D. Nằm trên đường di cư của sinh vật.
Câu 19: Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. chất lượng giảm xuống.
B. phân bố đồng đều.
C. trình độ chưa cao.
D. số lượng không lớn.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Mang đến nhiều thiên tai.
C. Nguồn hải sản phong phú.
D. Làm cho khí hậu khô hạn.
Câu 21: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở đặc điểm
A. diện tích đất tự nhiên nhỏ hơn.
B. địa hình thấp và bằng phẳng hơn.
C. cao ở rìa phía đông và thấp ở giữa.
D. phù sa không bồi đắp hàng năm.
Câu 22: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về thu nhập bình quân đầu người năm 2017 giữa các quốc gia?
A. Lào cao hơn Việt Nam.
B. Việt Nam cao hơn Xin-ga-po.
C. Ma-lai-xi-a cao hơn Lào.
D. Việt Nam cao hơn Ma-lai-xi-a.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng về Đông Nam Á biển đảo?
A. Phía Bắc có khí hậu cận nhiệt đới.
B. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
C. Mưa lớn đồng đều giữa các tháng.
D. Giàu khoáng sản và thủy sản.
Câu 24: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp nước ta, giai đoạn 2010 - 2017?
Câu 25: Tác động chủ yếu của khí hậu có nền nhiệt cao đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
A. thâm canh để nâng cao hiệu quả sản xuất.
B. phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
C. trồng được các cây có nguồn gốc cận nhiệt.
D. hệ thống cây trồng và vật nuôi phong phú.
Câu 26: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo mùn, nhiều cát, ít phù sa chủ yếu do
A. thời tiết ở đây khô hạn và hiện tượng cát lấn.
B. bị xói mòn, rửa trôi trong điều kiện mưa nhiều.
C. đồng bằng ở chân núi nên nhiều cát trôi xuống.
D. biển đóng vai trò chính trong sự hình thành.
Câu 27: Gió Đông Bắc làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có
A. mưa nhiều vào thu – đông.
B. lượng bức xạ Mặt Trời lớn.
C. thời tiết đầu hạ khô nóng.
D. hai mùa khác nhau rõ rệt.
Câu 28: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
A. cải thiện đời sống nhân dân.
B. xuất khẩu để thu ngoại tệ.
C. tránh lãng phí đất trồng.
D. tận dụng nhân công rẻ.
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam nước ta có thể diễn ra quanh năm là
A. giá cả phù hợp nhu cầu.
B. có nhiều bãi biển rất đẹp.
C. không có mùa đông lạnh.
D. cơ sở lưu trú khang trang.
Câu 30: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn các vùng khác chủ yếu do
A. lượng mưa lớn và được rải ra trong nhiều tháng.
B. lượng mưa lớn nhưng đô thị hóa chưa phát triển.
C. địa hình dốc ra biển và đất cát pha chiếm ưu thế.
D. mật độ dân cư còn thấp và ít công trình xây dựng.
Câu 31: Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh nhất ở các tỉnh phía Nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu vì
A. nhiệt độ cao, ít mưa, độ mặn nước biển lớn.
B. bãi biển phẳng, dễ xây dựng các ruộng muối.
C. thủy triều thấp, ít ảnh hưởng các ruộng muối.
D. đây là vùng có đường bờ biển dài nhất cả nước.
Câu 32: Cho biểu đồ về GDP của Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu GDP của Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.
B. Giá trị GDP của Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.
C. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.
Câu 33: Giải pháp chủ yếu nhằm bảo vệ rừng phòng hộ là
A. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, chất lượng đất rừng.
B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
Câu 34: Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp khó khăn thường xuyên chủ yếu do
A. địa hình bị chia cắt mạnh và sườn dốc.
B. động đất thường xảy ra ở đứt gãy sâu.
C. tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt.
D. lũ quét, trượt lở đất đá thường xuyên.
Câu 35: Tác động chủ yếu của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là
A. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
B. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
C. tạo bức chắn để hình thành ranh giới các miền khí hậu.
D. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.
Câu 36: Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta chủ yếu do
A. tác động của hướng núi và độ ẩm.
B. tác động của gió mùa và nhiệt độ.
C. tác động của gió mùa và địa hình.
D. phân hóa địa hình và góc nhập xạ.
Câu 37: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do
A. sự phân hóa độ cao địa hình và thảm thực vật.
B. sự phân bố thảm thực vật và các loại đất chính.
C. tác động của gió mùa và ảnh hưởng của biển Đông.
D. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
Câu 38: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta phân theo ngành giai đoạn 2005 – 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Kết hợp.
D. Đường.
Câu 39: Sự màu mỡ của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
A. điều kiện khí hậu ở miền núi.
B. nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
C. kỹ thuật canh tác của con người.
D. quá trình xâm thực và bồi tụ.
Câu 40: Nguồn nước của Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu do
A. nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu.
B. giao thông vận tải đường thuỷ phát triển nên xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
C. hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông khi chưa qua xử lý.
D. việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển Đông.
Phần II: Gợi ý đáp án
Tổng hợp những thông tin trên là đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa và có kèm theo gợi ý đáp án trong từng câu hỏi. Hy vọng thông qua các mẫu đề thi thử này sẽ giúp các em củng cố thêm kiến thức, đồng thời tích lũy thêm được những kiến thức cơ bản trong từng dạng bài tập biểu đồ.