Mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn của Trường chuyên Lam Sơn. Các em hãy lưu lại làm tài liệu tham khảo và ổn tập để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Phần I: Đề thi thử
1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Khi con người ngày càng tin vào bản thân, một công thức mới để thu thập tri thức về đạo đức xuất hiện: Tri thức= Trải nghiệm x Sự nhạy cảm.(...).
Thế thì các trải nghiệm” chính xác là gì? Chúng không phải là dữ liệu thực nghiệm. Một trải nghiệm không làm từ nguyên tử, sóng điện từ, protein hay các Con số. Thay vào đó, một trải nghiệm là hiện tượng chủ quan tạo thành tít bà yêu và chinh, cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào, trải nghiệm của tôi cũng cấu thành từ tất cả mọi thứ tôi cảm nhận, nhiệt độ, vui thú, sự căng thẳng. ), mọi xúc cảm tôi cảm thấy ( yêu, giận, sợ...)và bất kì suy nghĩ nào nảy sinh trong đầu tôi..
Thế thì "sự nhạy cảm” là gì? Nó bao gồm hai thứ. Thứ nhất, chú ý đến các cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của tôi. Thứ hai cho phép những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ đó tác động lên tôi. Dĩ nhiên, tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi. Thế nhưng tôi cũng nên cởi mở đón nhận những trải nghiệm mới và cho phép chúng thay đổi quan điểm, hành vi của tôi và thậm chí tính cách của tôi.
(Theo Homo Deus - Lược sử tương lai, Yuval Noah Harari, Dương Ngọc Trà dịch, Nxb Thế Giới, Năm 2018, Trang 283)
Câu 1. Theo tác giả, có những yếu tố chính nào tạo nên một trải nghiệm?
Câu 2. Anh, chị hiểu như thế nào về công thức: Tri thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm?
Câu 3. Theo anh, chị Trải nghiệm và sự nhạy cảm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi không? Vì sao?
2. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc - hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm): Xuân Quỳnh đã mở đầu bài thơ Sóng bằng:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Và kết thúc là:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 - Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 155-156)
Cảm nhận của anh, chị về khát vọng tình yêu được thể hiện trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự chuyển biến trong nhận thức tình yêu của người phụ nữ.
....Hết....
Phần II: Gợi ý đáp án
1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1. Theo tác giả, những yếu tố chính tạo nên một trải nghiệm là: cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ.
Câu 2. Công thức: Tri thức – Trải nghiệm x Sự nhạy cảm có thể hiểu là: Tri thức là kết quả của những trải nghiệm và sự nhạy cảm. Tri thức được tìm kiếm và tích lũy bằng cách phải dành nhiều thời gian để trải nghiệm và mài giũa độ nhạy bén của bản thân.
Câu 3. Mối liên hệ giữa Trải nghiệm và Sự nhạy cảm: chúng có tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Không thể có những trải nghiệm nếu thiếu đi sự nhạy cảm. Và trải nghiệm tạo điều kiện cần thiết để sự nhạy cảm phát triển.
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi không? Vì sao?
-> Thí sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình. Việc lí giải phải có sức thuyết phục, đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, nghiêm túc, cầu tiến.
2. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Có thể theo hướng sau:
- Trải nghiệm là những xúc cảm và suy tư lắng lại sau những gì trải qua trong cuộc đời.
- Trải nghiệm để hiểu mình, để khám phá bản thân, để mỗi người thay đổi, trưởng thành và hoàn thiện.
- Trải nghiệm để mở rộng vốn sống và sự hiểu biết, để hiểu cuộc sống và mọi người xung quanh, từ đó biết gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời.
- Trải nghiệm giúp cuộc sống của mỗi người giàu có và phong phú hơn, thú vị và có giá trị nhiều hơn.
Câu 2 (5.0 điểm): Tham khảo dàn ý sau:
a. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ
b. Thân bài: Cảm nhận khát vọng tình yêu trong hai đoạn thơ
- Khát vọng tình yêu trong hai khổ đầu:
+ Khát vọng vươn tới một tình yêu lớn lao, rộng mở để hiểu mình, để khám phá bản thân.
+ Khát vọng tình yêu mãi luôn bất diệt. Chừng nào trái tim còn trẻ, chừng ấy khát vọng yêu vẫn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực.
- Khát vọng tình yêu trong khổ thơ cuối: khát vọng muốn hóa thân vào sóng để bất tử cùng tình yêu, để dâng hiến hết mình, cho tình yêu vĩnh hằng.
- Nghệ thuật thể hiện khát vọng tình yêu trong hai đoạn thơ: Sáng tạo thành công hình tượng sóng để bộc lộ và giãi bày khát vọng tình yêu; thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng, sự biến chuyển của cảm xúc; ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm.
* Nhận xét về sự biến chuyển trong nhận thức tình yêu của người phụ nữ qua hai đoạn thơ.
- Điểm thống nhất: Ở cả hai đoạn thơ, tình yêu với người phụ nữ luôn là tình cảm mãnh liệt, lớn lao và bất diệt.
- Sự biến chuyển:
+ Biển lớn tình yêu với người phụ nữ trong hai khổ thơ đầu là nơi để hiểu mình, để khám phá bản thân, để được sống là chính mình thì đến khổ cuối lại là nơi để được sống hết mình, được hiến dâng mãi mãi.
+ Sự biến chuyển trong nhận thức về tình yêu qua hai đoạn thơ đã cho thấy sự trưởng thành trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Đồng thời, qua đây, có thể thấy rõ quan niệm về tình yêu mang đầy nữ tính của Xuân Quỳnh: Yêu với Xuân Quỳnh là được gắn bó và hiến dâng mãi mãi, chở che và chia sẻ dài lâu.
c. Kết bài:
Cảm nhận chung của em về khát vọng tình yêu trong hai đoạn thơ và sự biến chuyển trong nhận thức về tình yêu cho ta thấy được sử trưởng thành trong tâm hồn người con gái khi yêu.
Trên đây là mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn do Ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến các em học sinh 2K2. Hy vọng thông qua đây các em sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi chính thức, từ đó lên cho mình được kế hoạch học tập phù hợp để có thể đạt được kế cao ở kỳ thi THPT 2020 sắp diễn ra.