Yêu thích nghề Y nhưng lại sợ máu có trở thành sinh viên trường Y Dược hay không? Đây chính là một trong những câu hỏi được nhiều thí sinh tại buổi giao lưu trực tuyến “Hỏi đáp tuyển sinh Đại học năm 2020”.
Để có câu trả lời cho thắc mắc ở trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội có cho biết: “Theo tôi, nếu thí sinh thực sự thích nghề Y thì việc sợ máu không phải là lý do cản trở các em thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ. Rất nhiều sinh viên trước khi vào trường Y có cảm giác sợ máu nhưng khi đã vào học rồi thì quen dần với bệnh tật và môi trường bệnh viện nên không còn cảm giác sợ này. Tôi tin nếu trở thành sinh viên trường ĐH Y chắc chắn thí sinh sẽ học tốt và trở thành người thầy thuốc giỏi”.
>>> Cập nhật thêm tin tức:
- Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh tăng 10% học phí
- Thi THPT năm 2020: Mức điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội dự kiến tăng cao so với năm ngoái
- Chấm thi tốt nghiệp THPT: Tp.HCM xuất hiện nhiều điểm 9 môn Văn
Với tình hình hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 vì vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được tổ chức thành 2 đợt. Do đó, phía các trường Đại học cũng phải điều chỉnh về phương hướng tuyển sinh bằng cách tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ. Cũng đã có nhiều trường băn khoăn về chất lượng nguồn tuyển cũng như tính công bằng giữa học bạ của thí sinh giữa các vùng miền khác nhau.
Theo như nhận định thì Đại học Y Hà Nội nằm trong danh sách những trường TOP cao thu hút được sự quan tâm của nhiều thí sinh, nhưng như thông tin từ PGS.TS Nguyễn Hữu Tú thì quy chế tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ vào những ngành khoa học sức khỏe là khác cao, một số ngành khác sử dụng phương thức xét tuyển này. Trường Đại học Y Hà Nội sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ mà chỉ dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Nếu trượt ngành Y thì nên làm gì cũng là một trong những câu hỏi được khá nhiều thí sinh quan tâm đến, đặc biệt là những thí sinh có nguyện vọng vào ngành Y năm 2020. Đối vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú cho hay: “Trường ĐH Y Hà Nội có rất nhiều ngành với các điểm trúng tuyển rất khác nhau. Thí sinh nên tham khảo trên web của trường mình đăng ký để có sự điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp. Hơn nữa điểm trúng tuyển vào các trường Y cũng rất khác nhau. Vì vậy em có rất nhiều lựa chọn để trở thành sinh viên trường Y. Có một số nghề liên quan đến y tế như cử nhân sinh học, cử nhân điện tử y sinh học... của một số trường mà em có thể cân nhắc và lựa chọn”.
Trả lời về thắc mắc nếu như trúng tuyển trường Y nhưng trong quá trình học tập sinh viên lại không đáp ứng được yêu cầu sẽ có cách giải quyết như thế nào, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú cho biết thêm: “Theo tôi, việc xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đảm bảo yếu tố chất lượng đầu vào”.
Trường Đại học Y hà Nội yêu cầu cao về chất lượng đào tạo. Đây được xem là thương hiệu và truyền thống của nhà trường. Hệ thống khảo thí của nhà trường cũng khắt khe, được xây dựng khách quan, công bằng và đảm bảo được quá trình sàng lọc đánh giá được chính xác năng lực của sinh viên qua từng môn học và từng năm học.
Trường hợp sinh viên vì lý do nào đó được trúng tuyển vào trường nhưng lại không có năng lực thực sự, thì sẽ không thể theo học ngay trong những năm đầu tiên, đồng thời sẽ bị loại bỏ. Trên thực tế đã chứng minh được rằng một số thí sinh có gian lận đã trúng tuyển vào trường ở trong kỳ thi THPT 2018.
Bên cạnh đó, trường Đại học Y Hà Nội cũng quan tâm đến quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp dành cho sinh viên thông qua nhiều hình thức khác nhau:
- Những môn học chuyên biệt về đạo đức nghề nghiệp;
- Những nội dung về đạo đức nghề nghiệp sẽ được lồng ghép vào trong từng bài giảng chuyên môn;
- Trong từng buổi sinh hoạt về đạo đức và truyền thống của nhà trường;
- Những hoạt động giảng dạy và học tập ở trên bệnh nhân tại bệnh viện;
- …
Tất cả những nội dung ở trên sẽ xuyên suốt trong quá trình đào tạo 6 năm của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
Được biết trong năm học 2020-2021 Trường Đại học Y Hà Nội có 2 mã ngành mới đã có sinh viên tốt nghiệp trong những năm gần đây, đó là ngành:
- Cử nhân Dinh dưỡng;
- Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa.
Hai ngành nghệ này hiện nay đều có nhu cầu xác hội rất cao và cũng rất cần thiết đối với hệ thống Y tế.
Bên cạnh cơ sở chính tại Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội có phân hiệu tại Thanh Hóa, đào tạo 2 mã ngành bác sĩ Y khoa (đã đào tạo 5 năm), cử nhân Điều dưỡng. Theo đó, điểm trúng tuyển đầu vào của phân hiệu có thể thấp hơn tối đa 3 điểm so với cơ sở chính. Đây được xem là cơ hội tốt cho những thí sinh muốn học và có được tấm bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Y Hà Nội nhưng lại có điểm thi thấp hơn so với những thí sinh khác tại cơ sở chính của trường.
Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!