Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn mẫu 5

Cập nhật: 26/03/2020 11:46
Người đăng: Nguyễn Trang | 824 lượt xem

Ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM tiếp tục cập nhật đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn. Các em hãy tham khảo và lấy đây làm tài liệu để ôn tập, tìm hiểu để nắm rõ hơn về cấu trúc đề thi chính thức trong kỳ thi sắp tới.

I. Đề thi thử

1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

MẸ    

Con về thăm mẹ chiều mưa,

Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.

Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.

Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.

Con đi đánh giặc một đời,

Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.

(Tô Hoàn

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm)

Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? (1,0 điểm)

Câu 4: Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (1,0 điểm)

2. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).    

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử được gợi ra trong phần đọc hiểu. 

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà và sông Hương qua hai tác phẩm bút kí “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

( Sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục)

II. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

1. Đọc - Hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm

Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.

Câu 3: Nỗi niềm của người con được thể hiện ở hai câu cuối đó là:

- Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ.

- Nỗi xót xa, day dứt, ân hận đậm chất nhân văn về tình đời, tình người.

Câu 4: Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình từ đó đưa ra luận điểm để bảo vệ cho quan điểm riêng đó. Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây

- Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến.

- Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hy sinh cao cả của người mẹ.

- Cần đem lại hạnh phúc, ấm no cho con người khi đất nước độc lập.

2. Làm văn

Câu 1: Dàn ý tham khảo

Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

Bàn luận vấn đề

* Khái quát về tình mẫu tử:

Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.

* Bàn luận về tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:

  • Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.
  • Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.
  • Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)
  • Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).

- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ

* Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hy sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.

- Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.

- Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.

Kết thúc vấn đề:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.

Câu 2: Dàn ý tham khảo

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

Thân bài:

Nét tương đồng của 2 dòng sông:

a/ Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.

b/ Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.

- Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.

- Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….

c/ Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:

- Sông Đà: dòng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…

- Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế… 

d/ Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:

- Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:

  • Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.
  • Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.

- Uyên bác:

Cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông. 

Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:

a/ Sông Đà:

- Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác

-> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người.

- Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…

- Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá…

b/ Sông Hương:

- Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất nước.

- Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.

- Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.

- Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế

Kết bài

- Một cái tôi uyên bác với những hiểu biết sâu sắc về sông Đà, sông Hương xứ Huế.

- Vốn có những hiểu biết về lịch sử, địa lý, thi ca, âm nhạc,..soi chiếu đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau tạo nên những liên tưởng độc đáo. 

- Một cái tôi tài hoa, tinh tế với trí tưởng tưởng tượng phong phú kỳ diệu.

- Ngôn từ phong phú, gợi cảm đem đến cho người đọc cảm giác câu văn như những câu thơ trữ tình.

Hy vọng đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn trên đã giúp cho các em củng cố thêm được kiến thức, nắm bắt được những kiến thức mới. Hãy F5 liên tục để cập nhật đề thi thử THPT Quốc gia 2020 mới nhất các em nhé!

 

Tin Liên quan
10-dau-an-noi-bat-cua-nganh-giao-duc-tphcm-nam-2024 10 dấu ấn nổi bật của ngành giáo dục TP.HCM năm 2024 Năm 2024, ngành Giáo dục TP.HCM tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo với những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Dưới đây là 10 dấu ấn tiêu biểu, phản ánh sự nỗ lực không ngừng của toàn ngành trên hành trình phát triển bền vững và toàn diện. ho-so-dang-ky-du-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2025-gom-nhung-gi Chi tiết hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bao gồm các tài liệu cần thiết nhằm đảm bảo thí sinh đáp ứng đủ điều kiện tham gia kỳ thi quan trọng. Dưới đây là chi tiết hồ sơ dành cho thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do. dai-hoc-quoc-gia-tp-hcm-cong-bo-lich-thi-danh-gia-nang-luc-nam-2025 Đại học Quốc gia TP HCM công bố lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025 Sáng ngày 26/12, Đại học Quốc gia TP HCM công bố lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức hai đợt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 6/2025. nhung-loai-chung-chi-nao-duoc-mien-thi-ngoai-ngu-tot-nghiep-thpt-2025 Những loại chứng chỉ nào được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025? Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, môn Ngoại ngữ rất quan trọng. Tuy nhiên, để giảm bớt áp lực cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định một số loại chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có thể được miễn thi môn này. Dưới đây là những loại chứng chỉ được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025. 

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898