Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia đạt điểm cao

Cập nhật: 10/06/2019 11:29
Người đăng: Nguyễn Trang | 819 lượt xem

Khối lượng kiến thức môn Lịch sử khá nhiều, do đó các sĩ sẽ cần phải có phương pháp học tập và chiến thuật làm bài thi phù hợp để có thể đạt được kết quả cao. Dưới đây các gia sư có chia sẻ về những chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2019 đạt điểm cao.

Theo như công bố của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đối với đề thi bộ môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 sẽ có tất cả 40 câu hỏi, thời gian làm bài tương ứng trong vòng 50 phút. Tỷ lệ câu hỏi nằm trong phần kiến thức 11 sẽ chiếm 10%, còn 90% câu hỏi sẽ thuộc vào kiến thức lớp 12 và sẽ không có nội dung kiến thức chương trình lớp 10.

bai-thi-trac-nghiem-mon-lich-su-1
Chiến thuật làm bài trắc nghiệm môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia đạt điểm cao

Những câu hỏi trong đề thi môn Lịch sử sẽ được sắp xếp theo thứ tự theo mức độ từ dễ đến khó, tuy nhiên những câu hỏi khó chỉ rơi vào mức độ tương đối. Bắt đầu từ câu hỏi từ câu 35 - câu 40, là những câu hỏi ở mức độ khó cao nhất, đây là cách để phân biệt được từng loại thí sinh khác nhau.

Theo đó, những chiến thuật khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 cụ thể như sau:

Làm câu dễ trước, khó sau

Đối với chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, thí sinh chỉ có 50 phút để hoàn thành 40 câu hỏi trắc nghiệm, tô đáp án đúng vào phiếu trả lời. Vì vậy, trước khi làm bài thi thí sinh cần phải cân nhắc, để có thể phân bố được thời gian làm bài đối với mỗi câu hỏi tầm khoảng 1 phút. Nếu như câu hỏi nào vượt quá thời gian phân bố làm bài đối với mỗi câu hỏi thì cần phải đánh dấu lại và chuyển sang cây khác. Khi đã làm bài xong một lượt mới quay lại làm các câu hỏi chưa được hoàn thành.

Bài thi trắc nghiệm những câu hỏi đều có tham điểm như nhau, nó không như đối với những bài thi tự luận. Do đó, tốt nhất hãy làm những câu hỏi dễ trước, những câu hỏi khó để làm cuối cùng.

Tìm từ khóa trong câu hỏi

Các sĩ tử hãy đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi, sau đó hãy tìm “từ khóa”, có thể sử dụng bút chì để khoanh tròn “Từ khóa” đó nhằm lựa chọn được câu trả lời với những kiến thức liên quan nào. Đây là một trong những cách giúp cho các thí sinh có giải quyết các câu hỏi một cách nhanh nhất, đồng thời tránh bị lạc đề, hoặc có thể bị nhầm kiến thức.

Áp dụng phương pháp loại trừ

Trong trường hợp không ghi nhớ chính xác được toàn bộ những phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò, hay áp dụng kiểu làm bài “Phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi mà thí sinh cần phải dùng phương pháp loại trừ. Một khi thí sinh không đưa ra được cho mình được đáp án trả lời chính xác, thì phương pháp loại trừ cũng là một trong những kỹ năng hữu hiệu nhất giúp tìm ra được phương pháp trả lời đúng. Bên cạnh đó, thay vì tìm được câu trả lời đúng, hãy tiến hành tìm được ra phương án sai cũng là một cách hay ho, loại trừ được càng nhiều phương án sẽ mang lại cơ hội chính xác đối với câu hỏi các em lựa chọn ở mức độ cao.

bai-thi-trac-nghiem-mon-lich-su-2
Áp dụng phương pháp loại trừ

Nhưng nếu như cuối cùng không còn cơ hội để loại trừ nữa thì cần phải lựa chọn đến phương pháp phỏng đoán, nhận biết được phương pháp nào khả thi nhất, đủ độ tin cậy cao, khi đó hãy khoanh vào phiếu trả lời. Đâu là kỹ năng cuối cùng dành cho các em khi làm đến những câu trả lời khó.

Không nên bỏ sót bất kỳ câu trả lời nào

Đây là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch khi làm các bài thi trắc nghiệm các sĩ tử cần phải nắm rõ. Nhằm có thể tránh được tình trạng bỏ sót những câu hỏi chưa hoàn thiện, các thí sinh cần bỏ ra thời gian 5 phút cuối giờ để rà soát lại bài thi và phiếu trả lời.

Cần phải chuẩn bị tốt tâm lý

Việc không thể giải quyết được 1 - 2 câu hỏi khó trong bài thi Lịch sử khiến cho nhiều thí sinh cảm thấy nản lòng, bối rối vì vậy không thể tập trung vào bài làm. Vì vậy, các sĩ tử cần phải chuẩn bị tốt về tâm lý sẵn sàng ngay từ ngoài phòng thi. Lưu ý, không được dành quá nhiều thời gian, tâm huyết vào bất kỳ một câu hỏi nào đó, tốt nhất hãy bỏ qua khi cần thiết.

Ngoài ra, các sĩ tử hãy chuẩn bị thêm cho mình một chai nước lọc, nhằm giúp chống đỡ được tình trạng thời tiết nóng nực của mùa hè, đồng thời đây cũng là cách có thể lấy lại được tinh thần để tập trung hơn khi làm bài. Tuy nhiên, hãy bóc hết nhãn mác ở trên chai nước trước khi đem vào phòng phù, nhằm tránh bị hiểu lầm.

Tổng hợp tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho các sĩ tử biết được về những chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm bộ môn Lịch sử để đạt được điểm số cao. Trước kỳ thi quan trọng sắp diễn ra, thí sinh cần phải chuẩn bị cho mình được tâm lý thật tốt, thư giãn đầu óc để đạt được kết quả cao nhất có thể.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898