Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Bảng lương mới của giáo viên được tính như thế nào?

Cập nhật: 03/09/2019 10:18
Người đăng: Nguyễn Trang | 1082 lượt xem

Theo như cách tính của bảng lương mới của giáo viên đang được xây dựng thì sẽ bỏ phụ cấp thâm niên, rút ngắn về khoảng cách lương giữa người mới vào và những trường trong nghề lâu năm.

Để hiểu hơn về chính sách đối với giáo viên sau khi Luật Giáo dục sửa đổi được thông qua, chương trình phổ thông mới sắp đi vào triển khai. Theo đó, các phóng viên đã có buổi làm việc và trao đổi với ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT). 

bang-luong-moi-cua-giao-vien-1
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục

Sẽ không còn giáo viên hợp đồng

PV: Ông có thể cho biết về tổng thể thực trạng thừa giáo viên?

Ông Hoàng Đức Minh trả lời: Số lượng giáo viên tại thời điểm này vừa thừa vừa thiếu. Đặc biệt là số lượng giáo viên ở bậc mầm non vẫn đang còn thiết > 45.000 người.

Theo khung mức lương giáo viên hiện nay, tất cả các tỉnh cũng như Bộ Nội vụ đều đang giao thiếu người cho giáo dục. Giả sử yêu cần định mức giáo viên tiểu học là 1.5 giáo viên/ lớp thì hiện nay mới đạt 1.48. Khó khăn nhất hiện nay chính là bậc mầm non với định mức lớp 2 buổi/ ngày yêu cầu là 2.2. giáo viên/ lớp nhưng trung bình toàn quốc chỉ mới đạt tỷ lệ 1.68.

Nhằm có thể đảm bảo thực hiện được chất lượng giảng dạy theo đúng quy định, ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục cùng với các địa phương quyết tâm với nhiều giải pháp.

Đặc biệt, ngành đã có một cơ sở dữ liệu phản ảnh được bức tranh thực trạng đội ngũ hiện nay ở những vùng miền, các tỉnh ở tất cả các bộ môn. Thời gian cách đây 1 tuần, Bộ GD&ĐT đã có gửi công văn thể hiện toàn bộ việc thừa thiếu nhu cầu giáo viên để lèn kênh cho Bộ Nội vụ có phương pháp tiếp tục đề xuất, bổ sung, đặc biệt đối với những vùng khó khăn, khu công nghiệp và vùng tăng trưởng nóng, các vùng trũng khác. Đây là việc sẽ phải làm từng bước.

PV: Giáo viên thiếu trần trọng, Bộ GD&ĐT có tính đến việc sử dụng đội ngũ giáo viên hợp đồng hiện nay không?

Theo chỉ thị năm nay của Bộ GD&ĐT là đảm bảo về việc đúng quy trình và Nghị định của Chính phủ, nhất là trong Nghị định 161 sửa đổi quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức và công chức. Như vậy, vát đầu từ năm nay sẽ giải quyết dứt điểm, chấm dứt về vấn đề hợp đồng với giáo viên.

Những vấn đề do lịch sử để lại, những địa phương cần phải có hướng giải quyết dứt điểm. Nhưng cũng cần phải tính đến về cách sách cho đội ngũ đã hợp đồng lâu năm, có năng lực và tâm huyết với nghề, trong quá trình chấm dứt khi có chỉ tiêu cũng cần quan tâm đến cả đối tượng lao động hợp đồng một cách thỏa đáng, đảm bảo an ninh và tính đến mức độ cống hiến của họ trong giai đoạn khó khăn của ngành và của địa phương.

Nhưng khi thực hiện hết số biên chế được giao và đã tính đến cả những trường hợp hợp đồng được tuyển dụng mà vẫn thiếu thì phải tiếp tục đề xuất giải pháp. Trường hợp thừa phải cắt theo đúng quy định.

PV: Sau khi sửa Luật Giáo dục, chính sách với giáo viên có thay đổi gì rõ rệt, thưa ông?

Theo đó Luật Giáo dục sửa đổi bắt đầu có hiệu lực bắt đầu từ ngày 07/07/2020. Nhưng ngành đã xúc tiến công việc, xây dựng những nghị định, thông tin từ bây giờ. Đối với đội ngũ giáo viên có một chính sách thay đổi lớn.

Trước tiên sẽ nâng chuẩn trình độ đào tạo.  Trước đây, bậc mầm non chuẩn trình độ đào tạo chỉ ở hệ Trung cấp, giờ được nâng lên thành Cao đẳng. Giáo viên Tiểu học sẽ được nâng chuẩn từ Trung cấp lên hệ Đại học. Giáo viên THCS từ hệ Cao đẳng lên Đại học, mầm non chuẩn tối thiểu đạt trình độ Cao đẳng.

Bộ cũng đã có phương án bồi dưỡng, lộ trình đào tạo cho giáo viên khi chưa đạt tiêu chuẩn để đáp ứng được yêu cầu về công việc. Đây được xem là bài toán lớn trong công tác của ngành, vì giáo viên vừa phải thực hiện công việc hàng ngày vừa phải thực hiện đào tạo lại.

Hiện nay, đội ngũ giáo viên đạt khoảng 1.3 triệu, nhưng lực lượng cần phải đào tạo lại nhằm nâng cao chuẩn của bậc mầm non, Tiểu học và bậc THCS với khoảng 400.000- 500.000 người, đây là một con số khá lớn.

Có những việc cần phải nâng chuẩn rất nặng, như bậc Tiểu học từ chuẩn Trung cấp tăng lên yêu cầu hệ Đại học, đây là một khoảng cách lớn. Ở bậc THCS, còn đến 40% số lượng đội ngũ chưa đạt trình đại Đại học. Nếu tính trung bình tất cả những cấp thì tổng khoảng 25% đội ngũ cần phải được đào tạo lại. Dự kiến khoảng vào tháng 4/2020 sẽ có Nghị định về thực hiện lộ trình đào tạo giáo viên đáp ứng chuẩn đào tạo theo đúng Luật Giáo dục sửa đổi.

Thứ hai là tất cả các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, cán bộ quản lý sẽ được đưa vào luật và trở thành khung quy định với năng lực, phẩm chất. Trước đây, những chuẩn đó không được nói đến một cách tường minh trong các văn bản quy phạm mà chỉ là những mong đợi của ngành thích ứng với thực tiễn. Tới đây, các tiêu chuẩn của giám đốc sở, trưởng phòng giáo dục cũng đang được xây dựng và công bố cùng các chương trình bồi dưỡng để hệ thống quản lý các cấp đều có các chuẩn nghề nghiệp phù hợp yêu cầu.

Thứ ba, là việc khẳng định lại tiền lương, phụ cấp phù hợp với tính đặc thù của ngành và phù hợp với các yêu cầu, chỉ thị và Nghị quyết của Đảng. Từ đó cũng là một căn cứ cho việc thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27.

Không phải cứ giáo viên có tuổi cao là phụ cấp cao

PV: Bảng lương mới của giáo viên sẽ được tính như thế nào, thưa ông?

Bậc lương mới của giáo viên sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung nhưng có phụ cấp ưu đãi nghề.

Bảng lương làm việc trả theo vị trí việc làm và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp. Ngành giáo dục không có bảng lương riêng so với các ngành nghề khác, nhưng định vị các bậc lương theo thực tiễn trình độ đào tạo đã được nâng lên theo chuẩn yêu cầu. Đây cũng là căn cứ để khởi đầu cho bậc lương ở bậc mầm non, tiểu học, THCS. Theo một cách logic, như vậy mức lương đã được nâng lên so với hiện nay.

bang-luong-moi-cua-giao-vien-2
Không phải cứ giáo viên có tuổi cao là phụ cấp cao

Tới đây, sẽ có khái niệm một lượng tiền ứng với khởi động ban đầu, nhân với các hệ số. Như vậy lương của giáo viên, đặc biệt là mầm non, tiểu học và THCS sẽ được nâng lên, đặc biệt với những giáo viên mới vào ngành. 

Về phụ cấp ưu đãi, Bộ đang xây dựng và bảo vệ quan điểm đối với ngành giáo dục được tối đa là 30%. Tới đây không còn phụ cấp thâm niên, do đó Bộ sẽ phân tích tính chất phức tạp, đặc thù của ngành để bảo vệ quan điểm được phụ cấp cao nhất các cấp độ.

Ngoài bậc lương thì tất cả các phụ cấp khác sẽ theo đúng giá trị giáo viên mang lại cho xã hội. Giáo viên sẽ được đánh giá theo bộ chuẩn về năng lực và phẩm chất, chứ không có nghĩa cứ nhiều tuổi hơn thì phụ cấp được nhiều hơn.

Như vậy hy vọng sẽ có được một hệ thống lương để thu nhập của giáo viên cao hơn so với hiện nay và cũng giải quyết được những bất cập cho những người mới vào ngành khi hệ số lương như hiện tại là quá thấp.

Hiện chúng tôi đã xây dựng xong dự thảo và đang trong quá trình tiếp tục chỉnh sửa để chuẩn bị trình lên Thủ tướng vào tháng 9 này.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898