Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu cây thuốc quý dược liệu Ma Hoàng

Cập nhật: 12/06/2018 11:42
Người đăng: Vũ Duyên | 7418 lượt xem

Ma hoàng là một loại dược liệu quý không còn quá xa lạ đối với những người trong ngành dược. Nhưng hiểu chuyên sâu về cây dược liệu này thì không phải ai cũng biết. bài viết sau đây sẽ giưois thiệu cùng các bạn những thông tin cơ bản về cây dược liệu ma hoàng.

Tìm hiểu cây thuốc quý dược liệu Ma Hoàng

Hoa của cây ma hoàng

Tên cây dược liệu Ma Hoàng

Với những bạn học Cao đẳng dược thì ma hoàng là một cái tên không hề lạ lẫm. Ma Hoàng có tên gọi khác trong Hán Việt là Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu). Nếu bạn gặp những tên gọi trên thì hiểu đó chính là một tên gọi khác của Ma Hoàng. Chứ không phải vị thuốc khác hay người ta gọi sai.

Ngoài tên hán Việt ra thì Ma Hoàng còn có tên khoa học là Ephedra sinica Stapf hoặc Ephedra equisetina Bge hoặc Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Họ khoa học là Ephedraceae tức Họ Ma hoàng.

Phân loại cây ma hoàng

Cây ma hoàng là một trong những cây thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Hiện nay, ma hoàng phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, ở Việt Nam vẫn chưa trồng được loại dược liệu này, tất cả đều nhập từ Trung Quốc về. Cây ma hoàng được chia làm 3 loại sau:

Thảo ma hoàng có tên tiếng anh là Ephedra sinica Stapf. Ngoài cái tên Thảo ma hoàng thì loại này còn có tên gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng với đặc điểm nhận dạng: thuộc dạng cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.

Mộc tặc ma hoàng có tên tiếng anh là Ephedra equisetina Bge. Mộc tặc ma hoàng có đặc điểm khác với thảo ma hoàng:mộc tặc thuộc dạng cây mộc, thân cây mọc thẳng đứng, có thể cao tới 2m chứ không thấp như thảo ma hoàng. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.

Trung ma hoàng có tên tiếng Anh là Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Đặc điểm của trung ma hoàng cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng to hơn thường hơn 2mm.

Tính vị và tác dụng của ma hoàng

Tìm hiểu cây thuốc quý dược liệu Ma Hoàng

Cây dược liệu ma hoàng

Khi thử ma hoàng bạn sẽ nhận thấy những vị sau:

 + Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).

+ Vị hơi ôn (Biệt Lục).

+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận).

+ Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục).

 + Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học).

+ Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Ma hoàng có công dụng trong việc:

+ Trị thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược (Bản Kinh).

+ Trị sốt cao, ôn ngược, ôn dịch (Dược Tính Luận).

+ Trị mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ (Bản Thảo Cương Mục).

 + Trị ngoại cảm phong hàn, suyễn, phù thủng (Trung Dược Học).

+ Trị phong thấp khớp có hiệu quả (Hiện Đại Thực Dụng trung Dược).

+ Hậu phác làm sứ của nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Bạch vi làm sứ cho nó (Độc Bản Thảo).

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ma hoàng

Tìm hiểu cây thuốc quý dược liệu Ma Hoàng

Ma hoàng có hoa màu đỏ

Chia sẻ về ứng dụng lâm sàng của dược liệu Ma hoàng, Thầy Nguyễn Văn Cường - trưởng khoa Dược tại trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết: Ma hoàng có những ứng dụng lâm sàng sau:

  • Trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi
  • Trị thận viêm, thủy thủng cấp tính có nội nhiệt
  • Trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da
  • Trị thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, nôn khan, sốt mà ho hoặc khát hoặc tiêu chảy hoặc ngăn nghẹn, hoặc tiểu ít không thông, bụng dưới đầy, suyễn
  • Trị dưới tim hồi hộp
  • Trị bệnh về thủy, mạch Trầm, Tiểu thuộc về chứng Thiếu âm
  •  Trị thương hàn hoàng đản biểu nhiệt
  • Trị trúng phong tay chân co rút, các khớp đau nhức, phiền nhiệt, tâm loạn, sợ lạnh, không muốn ăn uống
  • Trị biểu hàn, ho, suyễn mà sợ lạnh, không mồ hôi
  • Trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát 1 – 2 ngày
  •  Trị phong tý, đau do lạnh
  • Trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt
  • Trị lưu đờm, âm đản, mụn nhọt lâu ngày không có đầu
  • Trị phế quản viêm cấp, phổi viêm, sốt cao không hạ, khát, ho suyễn
  •  Trị ho gà kèm đờm nhiệt

Ở trên là giới thiệu về dược liệu Ma hoàng, để tìm hiểu thêm những loại thuốc khác, bạn có thể tham khảo quyển Dược thư quốc gia 2015 thông tin hữu ích cho người học Dược

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898