Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Cách nhận biết sốt xuất huyết biến chứng và điều trị

Cập nhật: 04/11/2022 09:26
Người đăng: Lê Thảo | 8391 lượt xem

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mọi người dân cần ý có kiến thức về nó để phòng tránh, chữa trị bệnh hiệu quả

Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết biến chứng 

Sốt xuất huyết là một căn bệnh lây truyền qua đường máu do muỗi mang mầm bệnh, nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dù là trẻ nhỏ hay là người lớn thì dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự giống nhau. 

Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm trong mùa hè

Sốt xuất huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm trong mùa hè

Sốt cao khi xuất huyết biến chứng

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh sốt xuất huyết là sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.

Xuất huyết (chảy máu) khi biến chứng

Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị xuất huyết ở niêm mạc. Với phụ nữ, khi bị sốt xuất huyết mà tới kỳ kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể kéo dài hơn. Kinh nguyệt cũng có thể tới sớm hơn bình thường khi nhiễm bệnh. Với trẻ em, bên cạnh những nốt xuất huyết trên cơ thể thì thường kèm theo bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu...

Nhiều người bị nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp.

Đau bụng khi sốt xuất huyết biến chứng

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói…

Sốt xuất huyết biến chứng gây ra tình trạng sốc

Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất khi nhiễm sốt xuất huyết thể nặng là tình trạng sốc. Tình trạng sốc của cơ thể thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh. Tình trạng sốc có thể thường xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao đột ngột chuyển sang hết sốt, nhưng lại mệt mỏi li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu. Khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không tới bệnh viện kịp thời.

Lưu ý: Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).

Chữa trị sốt xuất huyết biến chứng như thế nào?

Khi đến giai đoạn biến chứng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi chữa trịKhi đến giai đoạn biến chứng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi chữa trị

Trong vụ dịch, mọi trường hợp SXHD đều phải được các y bác sĩ khám bệnh và phân loại để điều trị, đặc biệt cần phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nặng như đau bụng, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, gan to và đặc biệt là tăng hematocrit, giảm nhanh tiểu cầu.

Trong thực tế, SXHD nhẹ chiếm tỷ lệ lớn trong vùng có dịch. Dưới đây là những lưu ý mà Bác sĩ Nguyễn Ngọc Dung, giảng viên ngành cao đẳng Điều dưỡng khuyến cáo:

Người bệnh SXHD nhẹ có thể điều trị tại nhà, các bậc cha mẹ, người thân cần những chú ý sau đây:

Chỉ hạ sốt khi sốt > 39 độ C, bởi vì sốt là vũ khí của cơ thể chống lại sự nhân lên của virut Dengue. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol với liều như sau:

+ Trẻ dưới 1 tuổi: 60mg/1 lần uống.

+ Trẻ 1 đến 3 tuổi: 60mg - 120mg /1 lần uống.

+ Trẻ 6 đến 12 tuổi: 120mg /1 lần uống.

+ Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 10mg/kg/1 lần uống.

Mỗi ngày uống không quá 4 lần. Không được dùng các thuốc hạ nhiệt nhóm aspirin, aspegic... vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Bù nước bằng đường uống: Oresol là dung dịch có thành phần nước và điện giải thích hợp với SXHD. Tuy nhiên, dịch oresol khó uống (nhất là với bệnh nhi) có thể thay thế bằng nước cháo muối, nước hoa quả...

Điều quan trọng là phải theo dõi người bệnh, phát hiện các dấu hiệu nặng để kịp thời đưa đến bệnh viện như: sốt quá cao, không uống được do nôn và tiêu chảy, chân tay lạnh, vật vã, kích thích, lơ mơ, đái ít, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đau bụng...

Nếu người bệnh SXHD không được chẩn đoán, điều trị và theo dõi nhất là khi người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo nặng, bệnh sẽ tiến triển nặng đe dọa đến tính mạng như sốc, rối loạn đông máu, xuất huyết nội tạng, đặc biệt xuất huyết não người bệnh có thể tử vong.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược TPHCM

 

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898