Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

4 dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc

Cập nhật: 15/06/2022 11:29
Người đăng: Trang Nguyễn | 637 lượt xem

Đâu là những dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc? Thắc mắc này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn sức khỏe. Phía các chuyên gia hàng đầu của Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã tổng hợp những thông tin liên quan, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc được biết đến là tình trạng cơ thể không thể nào dung nạp được cùng với thuốc uống, bôi, chích ngừa vào trong cơ thể dẫn đến những dấu hiệu phản ứng quá mức, bất thường và gây ảnh hưởng đến cơ thể người khi sử dụng hoặc tiếp xúc cùng với thuốc.

Dị ứng thuốc sẽ không phụ thuộc vào liều dùng, do đó khi xảy ra dị ứng cho dù thuốc được sử dụng đúng liều lượng hoặc là sử dụng với liều lượng rất thấp. Cùng tùy thuộc vào cơ địa mà người sử dụng thuốc có bị dị ứng với bất cứ thuốc nào kể cả các loại thuốc được xem như là Vitamin B1. Nếu như bị dị ứng thuốc ở mức độ nặng, người sử dụng thuốc sẽ bị sốc thuốc hay còn được gọi là choáng phản vệ, nghiêm trọng hơn sẽ gây tử vong.

>>>> Xem thêm: Chia sẻ về cách bổ sung Canxi cho trẻ hiệu quả và an toàn

Dị ứng thuốc là gì?

Đối với những người bị dị ứng thuốc thông thường sẽ bị dị ứng với một số những loại thuốc như dị ứng thuốc kháng sinh, dị ứng với Paracetamol, Vitamin dạng tiêm, dị ứng thuốc gây tê, dãn cơ, gây ngủ và một số nội tiết tố,...

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc có thể là do một số chất có sẵn ở trong cơ thể có tên là histamin, những mô ở dạng liên kết tĩnh điện histamin - heparin không có hoạt tính. Khi có chất lạ vào trong cơ thể người dễ bị dị ứng thì nối tĩnh điện này sẽ bị cắt đứt, sẽ phóng thích histamin tạo nên công dụng dược lực tác động đến hệ tuần hoàn và sẽ gây nên:

  • Làm tim đập nhanh hơn.
  • Giãn mạch gây tụt huyết áp.
  • Gây nhức đầu do bị tăng áp lực nội sọ.
  • Làm co thắt khí phế quản gây nghẹt thở.
  • Gây co thắt cơ trơn lên đến hệ tiêu hóa.

Do đó, những thuốc chống dị ứng thông thường sẽ được gọi chung là nhóm kháng histamin. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy được mối liên hệ di truyền giữa bố mẹ và con cái. Trong trường hợp bố mẹ bị dị ứng thì xác suất sinh con có 50% bị dị ứng, sẽ có mối liên hệ cùng với một nguyên nhân dị ứng. Trong một số trường hợp đó là nhân viên Y Dược bệnh viện, qua nghiên cứu thì nhìn thấy rằng họ sẽ có nguy cơ bị dị ứng thuốc cao gấp 2,5 lần so với người khác. Quá trình dùng thuốc đã quá thời gian sử dụng sẽ khiến cho nó hết công dụng mà có thể biến thành chất khác, sẽ gây ngộ độc đối với người dùng.

Bên cạnh đó, hiện có quá nhiều loại thuốc được tung ra trên thị trường, tuy nhiên lại thiếu thông tin về cách thức hướng dẫn dùng an toàn, đồng thời vẫn chưa quản lý được nguồn thuốc sản xuất ở trong nước cũng như phải nhập khẩu.

>>>> Click ngay: 7 cách tăng trí nhớ mùa thi để đạt kết quả cao

Những dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc

Phía các chuyên gia hàng đầu cũng đã tổng hợp thông tin và có chia sẻ đến với mọi người được hiểu rõ hơn về những dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc cụ thể như sau:

Những dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc

Nổi mề đay

  • Đây là biểu hiện thường gặp, triệu chứng ban đầu của phần lớn những trường hợp dị ứng thuốc, trong số đó sẽ có các dị ứng thuốc ở mức độ nặng.
  • Toàn bộ những loại thuốc đều có thể sẽ gây nên tình trạng nổi mề đay, tuy nhiên đa số là bị dị ứng thuốc kháng sinh, huyết thanh, vắc- xin, giảm đau, thuốc chống viêm, hạ sốt,... 
  • Mề đay cũng có thể sẽ xuất hiện sau khi sử dụng thuốc từ khoảng 5 - 10 phút cho đến vài ngày tùy thuộc vào từng loại thuốc gây dị ứng và cơ địa của mỗi người. Theo đó, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nóng bừng, ở trên da nổi ban cùng với những nốt sẩn phù này. Nếu như nặng kèm theo với mề đay có thể sẽ gây đau bụng, chóng mặt, đau khớp, đau nhức đầu, sốt cao, cơ thể mệt mỏi,...

Ban đỏ, nổi mẩn

  • Ở ngay trên bề mặt da sẽ xuất hiện những vết nổi mẩn, hoặc ban sẩn, hay là ban dạng sởi, nhỏ như đầu đinh ghim ở trên thân mình, có thể sẽ liên kết lại với nhau để tạo thành mảng và gây ngứa ngáy,... 
  • Các ban đỏ sẽ xuất hiện sau khi sử dụng thuốc khoảng tầm 1 tuần, tồn tại đến khoảng vài tuần.

Bị phù Quincke

  • Đây được biết đến là dạng mề đay khổng lồ với những biểu hiện bị sưng phù cục bộ ở dưới da, sẽ gây đau nhức và ngứa ngáy khó chịu. Theo đó, nguyên nhân xuất phát từ việc bị dị ứng thuốc kháng sinh, chống viêm, huyết thanh, hạ sốt, giảm đau,...
  • Sau khi sử dụng thuốc, tình trạng phù Quincke thông thường sẽ xuất hiện tại từng vùng da mỏng, cổ, môi, quanh mắt, các chi, bụng, bộ phận sinh dục,...
  • Màu da phù Quincke ở mức độ bình thường, hoặc là hồng nhạt, nhưng đôi khi phối hợp cùng với màu đay.
  • Kích thước phù Quincke thường sẽ to, có khi sẽ bằng bàn tay, trường hợp ở gần mắt có thể sẽ làm mắt híp lại, ở môi sẽ làm môi sưng to và bị biến dạng.
  • Phù Quincke sẽ biểu hiện ở mặt, thông thường sẽ khiến cho người mắc sưng to 2 mí mắt, da mặt và môi, đi kèm với đó là những triệu chứng đau nhức đầu và gây buồn nôn.
  • Tình trạng phù Quincke còn biểu hiện tại họng, thanh quản - Đây chính là tình trạng bệnh lý nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân gây khó thở, ho khan, tím tái và mặt mất máu. Bệnh lý nghiêm trọng có thể sẽ gây co thắt khí quản khiến cho bệnh nhân bị nghẹt thở, nghiêm trọng có thể sẽ gây tử vọng nếu như không được tiến hành cấp cứu và điều trị nhanh chóng.
  • Phù Quincke đường tiêu hóa sẽ khiến cho bệnh nhân tiêu chảy, nôn ói ở mức độ dữ dội. 

Xuất hiện hội chứng ban đa dạng có bọng nước - Hội chứng Stevens - Johnson

  • Là phản ứng dị ứng nặng và gây nguy hiểm: theo đó hội chứng này sẽ xuất hiện sau khi sử dụng thuốc vài giờ đến nhiều ngày sau đó.
  • Người bệnh sẽ cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, ngứa ngáy khắp người, sốt cao, xuất hiện cảm giác nóng ran, nổi ban đỏ, nổi từng bọng nước ở trên bề mặt, từng hốc tự nhiên như miệng, mắt, họng và cả bộ phận sinh dục dẫn đến tình trạng bị viêm loét, hoại tử niêm mạc từng hốc này.
  • Đi cùng với đó là những tổn thương ở gan thận, nặng hơn có thể sẽ gây tử vọng.

Lời kết

Hẳn với toàn bộ những thông tin liên quan ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc. Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc, các bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ/ dược sĩ để được thăm khám cụ thể hơn.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898